Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang có 103 trường THPT dân lập được đặt tại hầu hết các quận, huyện. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thông tin về các trường THPT dân lập ở Hà Nội và danh sách các trường tốt nhất/trường rẻ nhất tại thành phố.
Bạn đọc lưu ý: Căn cứ Khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019, định nghĩa của trường dân lập và trường tư thục như sau:
Như vậy, tại cấp THPT, trường dân lập và trường tư thục và tên gọi chung của trường ngoài công lập được điều hành bởi tổ chức tư nhân. |
1. 7 trường THPT dân lập tốt nhất Hà Nội
1.1. Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa
Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa (Phenikaa School) là ngôi trường hạnh phúc và truyền cảm hứng sáng tạo tới thế hệ trẻ, nổi bật với chương trình giáo dục STEM – xây dựng hành trang cho công dân toàn cầu thế hệ mới.
Tham gia học tập tại Phenikaa School, học sinh cấp THPT sẽ được lựa chọn 1 trong 2 chương trình học sau:
- Hệ Chất lượng cao: Là hệ đào tạo kết hợp giữa chương trình của Bộ GD&ĐT với chương trình các môn học bản sắc do đội ngũ chuyên gia của nhà trường xây dựng, trong đó 55% thời lượng chương trình sẽ giảng dạy các môn cơ bản của Bộ, 25% là chương trình phát triển toàn diện gồm các bộ môn Âm nhạc, Mĩ Thuật, Thể chất, Kỹ năng thế kỷ 21 và 20% thời lượng là chương trình Tiếng Anh.
- Hệ Tiêu chuẩn: Là hệ đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình của Bộ GD&ĐT, kết hợp với việc tăng cường các giờ học thực hành trải nghiệm, sáng tạo và tính ứng dụng cao thông qua các dự án học tập được các chuyên gia Phenikaa xây dựng.


Với phương pháp giảng dạy chủ đạo: STEM – Học tập qua vấn đề, Học tập qua dự án và Học tập truy vấn; dạy và học qua công nghệ; lấy học sinh làm trung tâm; phát triển toàn diện cho học sinh về “NHÂN – TRÍ – THỂ – MỸ – HỘI NHẬP” và dạy học phân hóa; toàn bộ học sinh của Phenikaa School sau tốt nghiệp sẽ có đầu ra như sau:
- Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin (Office 365, Autodesk) trong hoạt động học tập, có thể tham gia thi lấy các chứng chỉ tin học MOS, có nền tảng cơ bản về khoa học máy tính
- Tiếng Anh giao tiếp tự nhiên (C1/C2)
- Chuẩn bị hành trang xin học tại cấp học cao hơn: hồ sơ xin học, hồ sơ xin học bổng, thi các chứng chỉ IELTS/ ACT/ SAT
- Đủ điều kiện xét tuyển khi đăng kí vào trường Đại học Phenikaa và các trường đại học trong nước
- Định hướng được nghề nghiệp và ngành học phù hợp với khả năng và mong muốn
- Trang bị kiến thức về kinh tế, quản lý tài chính và khởi nghiệp
- Nhận xét về phương pháp giảng dạy & chất lượng giảng dạy của nhà trường
- Và nhiều kỹ năng khác
Không chỉ có kiến thức học thuật, học sinh của Phenikaa School còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp và và trải nghiệm doanh nghiệp thực tế.

Thêm vào đó, học sinh còn được học tập trong môi trường tiện nghi với cơ sở vật chất hiện đại:
- Khu vực Makerspace rộng hơn 900m2 với đầy đủ các trang thiết bị công nghệ hiện đại như máy in 3D, máy khắc laser, micro:bit, robotics và các xưởng thực hành IoT, xưởng mộc, xưởng khám phá, xưởng thiên văn, AR, VR…
- Hệ thống thư viện hiện đại với hàng nghìn đầu sách đa ngôn ngữ (tiếng Anh, tiếng Việt) đủ các chủ đề
- Hệ thống phòng thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học đạt chuẩn giáo dục khoa học thế hệ mới của Mỹ (Next Generation Science Standards – NGSS)
- Hệ thống phòng học rộng đến 65m2 cho khối Trung học, đạt chuẩn quốc tế phù hợp cho khoảng từ 24 đến 30 học sinh
- Hệ thống phòng chức năng dành cho các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, phòng múa được thiết kế chuyên biệt đem lại cho các em cơ hội học tập, khám phá và thể hiện tài năng nghệ thuật
- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ rèn luyện thể chất gồm 2 nhà thi đấu đa năng rộng gần 1.500m2, 2 sân bóng đá cỏ nhân tạo, 2 bể bơi trong nhà, các sân bóng rổ ngoài trời…

Với sự nỗ lực trong giảng dạy và học tập, học sinh Phenikaa School đã ghi nhiều dấu ấn đặc biệt trên các “sàn đấu” trí tuệ trong nước và quốc tế với loạt giải thưởng sau:
- 21 giải cấp Quốc tế
- 238 giải cấp Quốc gia
- 302 giải cấp Thành phố
- 192 giải cấp Quận dành cho các con học sinh

Phenikaa School hiện đang tuyển sinh vào 10 theo 2 phương thức sau:
- Xét tuyển học bạ
- Xét tuyển học bạ & điểm thi tuyển sinh vào 10

Để có trải nghiệm thực tế, quý phụ huynh và học sinh có thể tham Ngày hội tuyển sinh OPEN DAY và cảm nhận trực tiếp môi trường học tập hiện đại, hạnh phúc tại Phenikaa School.
Toàn bộ học sinh chuẩn bị lên lớp 10 khi đăng ký ghi danh tại Phenikaa School trước ngày 30/04/2025 sẽ nhận được ưu đãi 5% cho hệ Chất lượng cao và hệ Tiêu chuẩn. Đăng ký trực tuyến ngay!
>>> Theo dõi website Phenikaa School hoặc fanpage https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa để cập nhật thông tin tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026 mới nhất!

1.2. Trường THPT Dewey
Trường Phổ thông Dewey thuộc Tập đoàn giáo dục Edufit, cung cấp các chương trình học đa dạng từ tích hợp đến quốc tế như Cambridge và Tú tài Quốc tế (IB). Trường chú trọng phát triển toàn diện cho học sinh với các môn học chuẩn Mỹ, phương pháp Design Thinking và cơ hội du học chuyển tiếp.

1.3. Trường THPT Vinschool
Vinschool là hệ thống giáo dục liên cấp áp dụng chương trình chuẩn quốc gia kết hợp Cambridge, tập trung vào phát triển kỹ năng toàn diện cho học sinh. Trường có cơ sở vật chất hiện đại với phòng thí nghiệm, thư viện số, khu thể thao và các câu lạc bộ ngoại khóa đa dạng.

1.4. Trường THPT Alfred Nobel
Alfred Nobel School (ANS) là hệ thống trường phổ thông liên cấp từ mầm non đến trung học phổ thông, giảng dạy chương trình kết hợp giữa chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và chương trình quốc tế Cambridge.
Chương trình giáo dục tại ANS được thiết kế theo mô hình đồng tâm, đảm bảo kiến thức cốt lõi được bồi đắp từ sớm và mang tính xuyên suốt. Trường chú trọng tạo môi trường học tập toàn diện, với nhiều hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, sân chơi về thể thao, khoa học, nghệ thuật, giúp học sinh phát huy tối đa năng lực cá nhân và kỹ năng xã hội.

1.5. Trường THPT Marie Curie
Trường THPT Marie Curie áp dụng chương trình giáo dục theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, kết hợp với việc tăng cường giảng dạy tiếng Anh và các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển toàn diện cho học sinh.
Trường có cơ sở vật chất hiện đại với các phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy, thư viện phong phú, phòng thí nghiệm, phòng máy tính và khu thể thao đa năng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong học tập và rèn luyện.

1.6. Trường THPT FPT Schools
Trường THPT FPT áp dụng chương trình giáo dục theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp với các chương trình tăng cường như tiếng Anh, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm, nhằm chuẩn bị cho học sinh khả năng hội nhập quốc tế và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Trường có khuôn viên rộng rãi tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, với các phòng học hiện đại, ký túc xá tiện nghi, nhà ăn, thư viện, phòng thí nghiệm và khu thể thao đa năng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và sinh hoạt của học sinh.

1.7. Trường THPT TH School
TH School áp dụng chương trình quốc tế với 80% thời lượng giảng dạy bằng tiếng Anh và 20% cho các môn Việt Nam học như Tiếng Việt, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân. Phương pháp giảng dạy tại TH School mang tính quốc tế, nhưng vẫn gìn giữ được những giá trị cốt lõi của Việt Nam.
TH School sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập và phát triển toàn diện của học sinh, bao gồm các phòng học được trang bị công nghệ cao, phòng thí nghiệm, thư viện, khu thể thao và nghệ thuật.

2. 4 trường THPT dân lập học phí rẻ nhất tại Hà Nội
2.1. THPT Tô Hiến Thành
Trường THPT Tô Hiến Thành thấp lập năm 1997, là trường dân lập giảng dạy chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Trường chú trọng xây dựng các giá trị cốt lõi “Trí – Hoà – Chân – Thiện – Mỹ”, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về kiến thức lẫn nhân cách. Cơ sở vật chất của trường hiện đại, với phòng học được trang bị đầy đủ thiết bị giảng dạy, phòng thực hành và máy tính phục vụ nhu cầu học tập.
Mức học phí của trường hiện đang dao động khoảng 1.5 triệu VND/tháng, phù hợp với nhiều gia đình có thu nhập trung bình.
2.2. THPT Đinh Tiên Hoàng
Trường THPT Đinh Tiên Hoàng thành lập năm 1989, nổi tiếng với “mô hình giáo dục không chọn lọc đầu vào” nhưng được tổ chức giáo dục theo tinh thần tự chủ, dân chủ, nhân văn. Trường có học phí chỉ từ 2 – 2.3 triệu VND/tháng (tùy khối lớp) – một mức phí khá hợp lý tại Hà Nội.

2.3. THPT Vạn Xuân
THPT Vạn Xuân là trường dân lập có học phí chỉ từ 1 triệu VND/tháng tại quận Long Biên. Trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, chất lượng giảng dạy tốt, giúp học sinh phát triển toàn diện sau 3 năm học.

2.4. Trường THPT Trần Thánh Tông
Trường THPT Trần Thánh Tông, được thành lập năm 2013, có học phí chỉ từ 1.8 triệu VND/tháng. Trường giảng dạy chương trình cơ bản và chất lượng cao, giúp học sinh tiếp cận kiến thức vững vàng và phát triển các kỹ năng cần thiết cho tương lai.

3. 5 thông tin cần tìm hiểu khi chọn trường THPT dân lập
Các thông tin dưới đây sẽ giúp phụ huynh và học sinh chọn được trường dân lập phù hợp với định hướng học tập và tài chính gia đình.
3.1. Chương trình học
Chương trình học là yếu tố cốt lõi quyết định đến kiến thức, kỹ năng và định hướng nghề nghiệp của học sinh sau này. Dưới đây là bảng tổng hợp các chương trình học phổ biến tại các trường THPT dân lập cùng với đặc điểm và định hướng học tập của từng chương trình:
Chương trình học | Đặc điểm | Định hướng học tập (bậc Đại học) |
Chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT Việt Nam | Học sinh học các môn theo chương trình THPT của Bộ GD&ĐT để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT & xét tuyển đại học tại Việt Nam | Đại học trong nước |
Song ngữ | Kết hợp chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT Việt Nam và chương trình Quốc tế, trong đó các môn quốc tế được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh | Đại học trong nước/Đại học quốc tế/Du học |
Cambridge (IGCSE – A-Level) | Chương trình quốc tế chuẩn Cambridge với các môn khoa học, xã hội và ngôn ngữ bằng tiếng Anh | Đại học quốc tế tại Anh, Mỹ, Úc và các quốc gia sử dụng hệ Cambridge |
Tú tài Quốc tế (IB – International Baccalaureate) | Chương trình quốc tế toàn diện với các môn học đa dạng và yêu cầu làm bài nghiên cứu (Extended Essay) | Đại học quốc tế trên toàn cầu, đặc biệt là các trường top tại Mỹ và Châu Âu |
AP (Advanced Placement – Mỹ) | Chương trình nâng cao với các môn học chuyên sâu, tính điểm tín chỉ đại học tại Mỹ | Đại học Mỹ và các trường quốc tế chấp nhận tín chỉ AP |
Hướng nghiệp – nghề song hành | Kết hợp giữa học văn hóa và đào tạo nghề, chú trọng kỹ năng thực hành và hướng nghiệp cụ thể | Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc các chương trình học nghề |
Chương trình học là yếu tố cốt lõi quyết định đến kiến thức, kỹ năng và định hướng nghề nghiệp của học sinh sau này. Do đó, phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu kỹ về các chương trình học tại trường THPT dân lập, cân nhắc giữa định hướng học tập, khả năng tài chính và năng lực của học sinh để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Một chương trình học phù hợp không chỉ giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ thi mà còn tạo nền tảng vững chắc cho hành trình học tập và phát triển sau này.

3.2. Chất lượng giảng dạy & định hướng đầu ra
Để đánh giá chất lượng giảng dạy và kết quả đầu ra của từng trường sẽ cần dựa vào các tiêu chí sau:
- Kết quả học tập của học sinh
- Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm
- Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là các trường danh tiếng
- Thành tích của học sinh (Số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, các cuộc thi năng khiếu, các hoạt động thể thao…)
- Đội ngũ giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Giáo viên có bằng cấp phù hợp, được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên sâu về môn học họ giảng dạy
- Kinh nghiệm giảng dạy: Giáo viên có kinh nghiệm, am hiểu tâm lý học sinh và có phương pháp sư phạm hiệu quả.
- Tinh thần trách nhiệm: Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy để truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học sinh
- Khả năng truyền đạt: Giáo viên có khả năng diễn đạt dễ hiểu, lôi cuốn, tạo hứng thú học tập cho học sinh
- Sự tương tác với học sinh: Giáo viên tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, khuyến khích học sinh trao đổi, đặt câu hỏi và phát triển tư duy phản biện

- Nội dung chương trình học
Nội dung chương trình học là yếu tố cốt lõi quyết định đến chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của học sinh. Để đánh giá chính xác và toàn diện nội dung chương trình học tại một trường THPT, phụ huynh và học sinh cần xem xét các khía cạnh sau đây:
- Mức độ phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng: Chương trình học cần đảm bảo phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ GD&ĐT hoặc các tổ chức quốc tế quy định, bao gồm cả kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành. Điều này giúp học sinh có nền tảng vững chắc và đáp ứng yêu cầu của các kỳ thi chuẩn hóa.
- Cấu trúc và sự logic của chương trình: Chương trình học cần có cấu trúc rõ ràng và logic, với các môn học và nội dung được sắp xếp theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao. Sự liên kết hợp lý giữa các môn học giúp học sinh tiếp thu kiến thức mạch lạc và dễ dàng vận dụng vào thực tế.
- Sự cập nhật và đổi mới nội dung: Nội dung chương trình cần được cập nhật thường xuyên để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và yêu cầu của thị trường lao động. Sự đổi mới này có thể bao gồm việc tích hợp các môn học hiện đại như Công nghệ thông tin, STEM và các kỹ năng mềm.
- Độ sâu và tính toàn diện của kiến thức: Chương trình học nên có sự cân bằng giữa kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong từng môn học, đảm bảo học sinh không chỉ hiểu biết rộng mà còn nắm chắc các kiến thức trọng tâm. Sự toàn diện này giúp học sinh tự tin và linh hoạt hơn khi thi đại học và làm việc.
- Khả năng ứng dụng thực tế: Chương trình học cần chú trọng đến khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tiễn thông qua các môn học thực hành, dự án nhóm và các hoạt động ngoại khóa. Điều này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện, chuẩn bị tốt hơn cho môi trường làm việc sau này.

- Định hướng đầu ra
Định hướng đầu ra rõ ràng của nhà trường sẽ giúp học sinh xác định rõ mục tiêu học tập, tập trung vào các môn trọng điểm và phát triển kỹ năng phù hợp với lộ trình đại học hoặc nghề nghiệp mong muốn, từ đó tăng động lực học tập và cơ hội trúng tuyển đại học.
3.3. Môi trường học tập
Một môi trường học tập tốt sẽ giúp học sinh phát triển toàn diện, làm dày nền tảng kiến thức và kỹ năng mềm để chuẩn bị cho giai đoạn học tập sau phổ thông. Môi trường tốt sẽ đáp ứng các tiêu chí sau:
- Văn hóa học đường: Môi trường học tập thân thiện, tôn trọng, kỷ luật, khuyến khích học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mỹ.
- Hoạt động ngoại khóa: Đa dạng các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, đội nhóm giúp học sinh phát triển năng khiếu, kỹ năng mềm và mở rộng kiến thức.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình: Nhà trường và gia đình có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh.
- Hoạt động hướng nghiệp cho các em học sinh: Giúp học sinh xác định đúng sở thích và năng lực, lên kế hoạch học tập phù hợp với ngành nghề mong muốn và giảm tình trạng chọn sai ngành, mất phương hướng sau khi tốt nghiệp.

3.4. Học phí & các khoản chi phí khác
Khi theo học tại các trường THPT dân lập, học sinh sẽ cần đóng các khoản phí sau:
- Học phí: Dao động từ 1 – 10 triệu VND/tháng (tùy trường)
- Các khoản phí khác: Phí khảo sát, phí nhập học, tiền ăn, bảo hiểm y tế, học phí học phần GDQP – An ninh, phí xe đưa đón, ăn sáng, túi ngủ…
Lưu ý: Các khoản phí khác có thể thay đổi tùy theo chính sách của từng trường.
3.5. Cơ sở vật chất & dịch vụ học đường
Trường học có cơ sở vật chất tốt là trường có các phòng học hiện đại, đủ ánh sáng, điều hòa và trang thiết bị dạy học đầy đủ như máy chiếu, bảng tương tác. Ngoài ra, trường cần có thêm:
- Phòng thí nghiệm, thư viện với tài liệu phong phú
- Phòng máy tính kết nối Internet
- Khu thể thao (sân bóng, nhà thi đấu, bể bơi…) và khu sinh hoạt ngoại khóa an toàn
Cơ sở vật chất tốt không chỉ tạo môi trường học tập thoải mái mà còn hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về thể chất và kỹ năng.
Về dịch vụ học đường, trường học nên có các dịch vụ sau:
- Dịch vụ tư vấn tâm lý: Hỗ trợ học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý và áp lực học tập.
- Dịch vụ y tế học đường: Có phòng y tế và nhân viên y tế trực thường xuyên để sơ cứu và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Dịch vụ xe đưa đón: Đảm bảo an toàn và đúng giờ cho học sinh ở xa.
- Dịch vụ bán trú: Cung cấp bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và khu nghỉ ngơi tiện nghi.
- Dịch vụ hướng nghiệp: Tư vấn chọn ngành nghề và lập kế hoạch học tập phù hợp.

Để tìm hiểu thông tin chi tiết về từng trường THPT dân lập ở Hà Nội, quý phụ huynh và học sinh nên tham khảo các kênh thông tin sau:
|
4. 103 trường cấp 3 dân lập ở Hà Nội theo từng quận
Dưới đây là danh sách chi tiết các trường THPT dân lập tại Hà Nội được sắp xếp theo từng quận để phụ huynh dễ dàng tham khảo và đưa ra quyết định phù hợp.
4.1. Quận Nam Từ Liêm
Quận Nam Từ Liêm hiện đang có 12 trường dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | Phổ thông Liên cấp Phenikaa |
|
2 | Phổ thông Liên cấp Marie Curie |
|
3 | Liên cấp Song ngữ SenTia |
|
4 | Vinschool Smart City |
|
5 | Phổ Thông Olympia |
|
6 | Liên cấp Việt Úc Hà Nội |
|
7 | THCS-THPT Lê Quý Đôn |
|
8 | THPT Trần Thánh Tông |
|
9 | THPT Trí Đức |
|
10 | THPT Xuân Thủy |
|
11 | THPT Nguyễn Văn Huyên |
|
4.2. Quận Ba Đình
Quận Ba Đình hiện đang có 1 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | Trường THPT Hoàng Long |
|
4.3. Quận Đống Đa
Quận Đống Đa hiện đang có 9 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Bắc Hà |
|
2 | THCS & THPT Alfred Nobel |
|
3 | THCS & THPT TH School |
|
4 | THPT Tô Hiến Thành |
|
5 | THPT Phùng Khắc Khoan |
|
6 | THPT H.A.S |
|
7 | THPT Anhxtanh |
|
8 | THPT Văn Lang |
|
9 | THPT Nguyễn Du – Mê Linh |
|
4.4. Quận Tây Hồ
Quận Tây Hồ hiện đang có 4 trường THPT dân lập
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Đông Đô |
|
2 | THPT Phan Chu Trinh |
|
3 | THPT Hà Nội – Academy |
|
4 | Trường song ngữ quốc tế Horizon |
|
4.5. Quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy hiện đang có 7 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THCS & THPT Nguyễn Siêu |
|
2 | THPT Lý Thái Tổ |
|
3 | PTDL Hermann Gmeiner Hà Nội |
|
4 | THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm |
|
5 | TH, THCS, THPT Đa trí tuệ |
|
6 | THPT Einstein |
|
7 | THPT Lương Văn Can |
|
4.6. Quận Hoàn Kiếm
Quận Hoàn Kiếm Hiện đang có 2 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Đinh Tiên Hoàng |
|
2 | THPT Hồng Hà |
|
4.7. Quận Bắc Từ Liêm
Quận Bắc Từ Liêm hiện đang có 8 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Đoàn Thị Điểm |
|
2 | THCS & THPT Dewey |
|
3 | THPT Nguyễn Huệ |
|
4 | THCS và THPT Newton |
|
5 | THCS & THPT Hà Thành |
|
6 | THPT Tây Đô |
|
7 | THPT Việt Hoàng |
|
8 | THPT Tây Hà Nội (Western Hanoi) |
|
4.8. Quận Hà Đông
Quận Hà Đông hiện đang có 6 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Hà Đông |
|
2 | TH – THCS – THPT Quốc tế Nhật Bản |
|
3 | THPT Xa La |
|
4 | Phổ thông quốc tế Việt Nam |
|
5 | THPT Ngô Gia Tự |
|
6 | THPT Ban Mai |
|
4.9. Quận Hai Bà Trưng
Quận Hai Bà Trưng hiện đang có 5 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THCS & THPT Tạ Quang Bửu |
|
2 | TH, THCS & THPT Vinschool |
|
3 | THPT Văn Hiến |
|
4 | THPT Đông Kinh |
|
5 | THPT Hòa Bình – La Trobe – Hà Nội |
|
4.10. Quận Long Biên
Quận Long Biên hiện đang có 5 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Tây Sơn |
|
2 | THPT Lê Văn Thiêm |
|
3 | THPT Vạn Xuân |
|
4 | TH, THCS & THPT Vinschool The Harmony |
|
5 | THPT Wellspring – Mùa Xuân |
|
4.11. Quận Hoàng Mai
Quận Hoàng Mai hiện đang có 7 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Phương Nam |
|
2 | THPT Trần Quang Khải |
|
3 | THPT Mai Hắc Đế |
|
4 | THPT Hoàng Diệu |
|
5 | THCS & THPT quốc tế Thăng Long |
|
6 | THPT Nguyễn Đình Chiểu |
|
7 | THPT MAY |
|
4.12. Quận Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân hiện đang có 7 trường THPT dân lập:
STT | Tên trường | Thông tin |
1 | THPT Phan Bội Châu |
|
2 | THPT Đại Việt |
|
3 | THPT Nguyễn Tất Thành |
|
4 | THPT Hồ Tùng Mậu |
|
5 | THPT Huỳnh Thúc Kháng |
|
6 | THPT Hoàng Mai |
|
7 | THPT Đại Việt |
|
4.13. Các huyện ngoại thành
Các huyện ngoại thành hiện đang có 32 trường THPT dân lập, trong đó:
- Đông Anh: 6 trường
- Gia Lâm: 5 trường
- Hoài Đức: 2 trường
- Đan Phượng: 1 trường
- Sóc Sơn: 3 trường
- Phúc Thọ: 1 trường
- Ba Vì: 2 trường
- Thạch Thất: 2 trường
- Chương Mỹ: 4 trường
- Quốc Oai: 1 trường
- Thanh Oai: 1 trường
- Ứng Hòa: 1 trường
- Phú Xuyên: 1 trường
- Thường Tín: 1 trường
- Thanh Oai: 1 trường
Lưu ý: Thông tin về học phí và các khoản phí khác có thể thay đổi theo từng năm học và chính sách của từng trường. Phụ huynh và học sinh nên liên hệ trực tiếp với trường hoặc truy cập trang web chính thức để cập nhật thông tin chi tiết và chính xác nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các trường THPT dân lập ở Hà Nội. Để chọn được trường THPT dân lập phù hợp, quý phụ huynh và học sinh nên cân nhắc các tiêu chí như chương trình học, chất lượng giảng dạy, môi trường học tập, cơ sở vật chất, học phí và chính sách tài chính.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa