Kể từ năm học 2024 – 2025, toàn bộ các cấp lớp tại trường Tiểu học sẽ áp dụng đồng bộ chương trình mới – chương trình Giáo dục Phổ thông (GDPT) 2018. So với chương trình 2006, chương trình Tiểu học mới có nhiều thay đổi toàn diện về cấu trúc, mục tiêu và phương pháp giáo dục. Bài viết sẽ giúp phụ huynh nắm rõ những điểm đổi mới nổi bật của chương trình Tiểu học hiện nay, từ đó có định hướng học tập phù hợp cho con.
10 điểm đổi mới của Chương trình Tiểu học 2018
Trước hết, hãy cùng so sánh Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với chương trình cũ 2006 để hiểu rõ những điểm đổi mới nổi bật:
Tiêu chí |
Chương trình GDPT 2018 |
Chương trình GDPT 2006 |
Mục tiêu giáo dục |
Phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, giúp học sinh làm chủ kiến thức, kỹ năng cơ bản, hình thành thói quen tự học suốt đời và phát triển toàn diện các phẩm chất cá nhân |
Phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, giúp học sinh có nền tảng vững chắc cho việc học lên các bậc học cao hơn |
Môn học bắt buộc |
10 môn |
11 môn |
Hoạt động bắt buộc |
Hoạt động trải nghiệm |
Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp |
Môn học tự chọn |
Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 |
Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc |
Thời lượng giáo dục |
35 phút/1 tiết, 25 – 30 tiết/1 tuần, 35 tuần/1 năm học |
35 phút/1 tiết, 23 – 26 tiết/1 tuần, 35 tuần/1 năm học |
Hình thức đánh giá học sinh |
Đánh giá quá trình học tập của học sinh, chú trọng đến sự tiến bộ và năng lực thực tế |
Đánh giá chủ yếu dựa vào kết quả học tập cuối kỳ, thi cử |
Yêu cầu đầu ra |
Có yêu cầu cần đạt rõ ràng về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù |
Không quy định rõ |
Sách giáo khoa |
3 bộ |
1 bộ |
Vai trò của giáo viên |
Chuyển từ vai trò “người dạy” sang “người tổ chức, kiểm tra, định hướng” hoạt động học của học sinh |
Là người truyền đạt kiến thức, hướng dẫn học sinh học tập |
Vai trò của học sinh |
Học sinh là trung tâm của quá trình học tập, chủ động tham gia vào các hoạt động học |
Học sinh tiếp thu kiến thức chủ yếu từ giáo viên, ít chủ động tham gia |

Cùng tìm hiểu chi tiết chương trình Tiểu học mới ở nội dung tiếp theo.
Nội dung giáo dục cấp Tiểu học
Chương trình Tiểu học trong Chương trình GDPT 2018 được thiết kế với cấu trúc mở, tăng cường các hoạt động trải nghiệm và phát triển năng lực cốt lõi của học sinh. Dưới đây là nội dung cụ thể về các môn học bắt buộc và tự chọn:
Môn học bắt buộc
Theo Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấp Tiểu học sẽ có 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm:
- Tiếng Việt
- Toán
- Đạo đức
- Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5)
- Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3)
- Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5)
- Khoa học (ở lớp 4, lớp 5)
- Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5)
- Giáo dục thể chất
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Hoạt động trải nghiệm
Môn học tự chọn
Cấp Tiểu học sẽ có 2 môn học tự chọn:
- Ngoại ngữ 1 (lớp 1, lớp 2)
- Tiếng dân tộc thiểu số

Thời lượng giáo dục cấp Tiểu học
Học sinh Tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày, mỗi ngày không quá 7 tiết học và mỗi tiết học kéo dài không quá 35 phút. Các cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày sẽ thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Dưới đây là bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp Tiểu học:
Môn học |
Số tiết/năm học |
||||
Lớp 1 |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
Lớp 4 |
Lớp 5 |
|
Tiếng Việt |
420 |
350 |
245 |
245 |
245 |
Toán |
105 |
175 |
175 |
175 |
175 |
Đạo đức |
35 |
35 |
35 |
35 |
35 |
Ngoại ngữ 1 |
140 |
140 |
140 |
||
Tự nhiên và Xã hội |
70 |
70 |
70 |
||
Lịch sử và Địa lí |
70 |
70 |
|||
Khoa học |
70 |
70 |
|||
Tin học và Công nghệ |
70 |
70 |
70 |
||
Giáo dục thể chất |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Nghệ thuật |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Hoạt động trải nghiệm |
105 |
105 |
105 |
105 |
105 |
Tiếng dân tộc thiểu số |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Ngoại ngữ 1 |
70 |
70 |

4. Hình thức đánh giá học sinh cấp Tiểu học
Theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về Quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện thông qua hai hình thức chính: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Tiêu chí |
Đánh giá thường xuyên (Đánh giá quá trình) |
Đánh giá định kỳ |
Mục đích |
Theo dõi sự tiến bộ, phát hiện khó khăn, hỗ trợ kịp thời, điều chỉnh dạy và học |
Xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập sau một giai đoạn |
Thời điểm |
Liên tục trong suốt quá trình dạy và học |
Giữa HK1, cuối HK1, giữa HK2, cuối năm học |
Phương pháp/Công cụ |
Quan sát, vấn đáp, hồ sơ học tập, sản phẩm, bài kiểm tra viết ngắn, tự đánh giá, đánh giá bạn |
Bài kiểm tra định kỳ (có thể có điểm số và nhận xét), đánh giá theo mức độ (Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành; Tốt, Đạt, Cần cố gắng) |
Tập trung vào |
Nội dung học tập và phẩm chất/năng lực |
Nội dung học tập (chủ yếu) và phẩm chất/năng lực |
Cơ chế phản hồi |
Lời nói, nhận xét bằng văn bản, hỗ trợ kịp thời |
Nhận xét của giáo viên, điểm số (nếu có) |

Mức độ và tiêu chí đánh giá được quy định trong Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT như sau:
Nội dung đánh giá |
Mức độ |
Tiêu chí (tổng quát) |
Nội dung học tập |
Hoàn thành tốt |
Thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực |
Hoàn thành |
Thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực |
|
Chưa hoàn thành |
Chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực |
|
Phẩm chất/Năng lực |
Tốt |
Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên |
Đạt |
Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên |
|
Cần cố gắng |
Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ |
Để nhận được khen thưởng, học sinh Tiểu học sẽ cần đạt tiêu chí sau:
Danh hiệu khen thưởng |
Tiêu chí (tổng quát) |
Học sinh Xuất sắc |
Kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc |
Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện |
Kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, có thành tích nổi bật hoặc tiến bộ rõ rệt, được tập thể lớp công nhận |
Khen thưởng đột xuất |
Có thành tích đột xuất trong năm học |

5. Mục tiêu đầu ra của học sinh cấp Tiểu học
Mục tiêu đầu ra được thể hiện rõ trong ba nhóm yêu cầu: Phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù.
5.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất
Bảng dưới đây thể hiện 5 phẩm chất cốt lõi mà học sinh Tiểu học cần hình thành, theo Chương trình GDPT 2018. Mỗi phẩm chất được cụ thể hóa bằng các tiêu chí và yêu cầu cần đạt phù hợp với lứa tuổi học sinh:
Phẩm chất |
Tiêu chí |
Yêu cầu cần đạt |
Yêu nước |
– |
|
Nhân ái |
Yêu quý mọi người |
Quan tâm, chăm sóc gia đình, thầy cô, bạn bè; giúp đỡ người già, yếu, khuyết tật, và những người khó khăn. |
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người |
Tôn trọng sự khác biệt trong lớp, không phân biệt đối xử; sẵn sàng tha thứ cho lỗi của bạn. |
|
Chăm chỉ |
Ham học |
Đi học đầy đủ, đúng giờ; ham học hỏi, yêu thích đọc sách và vận dụng kiến thức vào cuộc sống. |
Chăm làm |
Tham gia công việc gia đình và cộng đồng phù hợp với sức mình. |
|
Trung thực |
– |
Thật thà, ngay thẳng trong học tập và sinh hoạt; giữ lời hứa và sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai; không lấy đồ của người khác mà không xin phép. |
Trách nhiệm |
Với bản thân |
Có ý thức giữ vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt nề nếp. |
Với gia đình |
Bảo quản đồ dùng gia đình, tiết kiệm và không lãng phí. |
|
Với nhà trường và xã hội |
Tuân thủ nội quy, bảo vệ của công, nhắc nhở bạn bè và người thân thực hiện quy định. |
|
Với môi trường sống |
Chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi và không đồng tình với hành vi xâm hại thiên nhiên. |

Yêu cầu cần đạt về năng lực chung
Bên cạnh phẩm chất, học sinh Tiểu học cần phát triển các năng lực chung để có thể học tập hiệu quả, hòa nhập xã hội và sẵn sàng thích ứng với những thay đổi của cuộc sống. Các tiêu chí năng lực được thể hiện rõ trong bảng dưới đây:
Năng lực |
Tiêu chí |
Yêu cầu cần đạt |
Tự chủ và tự học |
Tự lực |
Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự phân công, hướng dẫn |
Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng |
Biết trình bày và thực hiện quyền lợi và nhu cầu chính đáng |
|
Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình |
Nhận biết và chia sẻ cảm xúc; hòa nhã với người khác. Thực hiện đúng kế hoạch học tập, lao động. |
|
Thích ứng với cuộc sống |
|
|
Định hướng nghề nghiệp |
Biết tên và vai trò của một số nghề nghiệp, liên hệ với nghề nghiệp của người thân. |
|
Tự học, tự hoàn thiện |
Tự nhận xét, sửa sai sót trong bài kiểm tra qua nhận xét của thầy cô, học hỏi để mở rộng hiểu biết. |
|
Giao tiếp và hợp tác |
Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp |
Biết sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh để truyền đạt thông tin, thuyết phục người khác. |
Thiết lập, phát triển các quan hệ xã hội; điều chỉnh và hoá giải các mâu thuẫn |
Biết cách kết bạn, hòa giải mâu thuẫn và hợp tác trong học tập, cộng đồng. |
|
Xác định mục đích và phương thức hợp tác |
Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. |
|
Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân |
Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, phân công. |
|
Xác định nhu cầu và khả năng của người hợp tác |
Nhận biết được một số đặc điểm nổi bật của các thành viên trong nhóm để đề xuất phương án phân công công việc phù hợp. |
|
Tổ chức và thuyết phục người khác |
Biết cố gắng hoàn thành phần việc mình được phân công và chia sẻ giúp đỡ thành viên khác cùng hoàn thành việc được phân công. |
|
Đánh giá hoạt động hợp tác |
Báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm; tự nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân theo hướng dẫn của thầy cô. |
|
Hội nhập quốc tế |
Có hiểu biết ban đầu về các nước và tham gia hoạt động hội nhập quốc tế theo hướng dẫn. |
|
Giải quyết vấn đề và sáng tạo |
Nhận ra ý tưởng mới |
Biết thu nhận thông tin từ nguồn tài liệu, xác định và làm rõ ý tưởng mới. |
Phát hiện và làm rõ vấn đề |
Đặt câu hỏi và tìm hiểu vấn đề trong các tình huống thực tế. |
|
Hình thành và triển khai ý tưởng mới |
Dựa trên hiểu biết đã có, biết hình thành ý tưởng mới đối với bản thân và dự đoán được kết quả khi thực hiện. |
|
Đề xuất, lựa chọn giải pháp |
Biết hình thành ý tưởng mới và đề xuất giải pháp đơn giản cho vấn đề. |
|
Thiết kế và tổ chức hoạt động |
|
|
Tư duy độc lập |
Không ngại đưa ra ý kiến cá nhân, thay đổi khi phát hiện sai sót trong thông tin. |

Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Ngoài phẩm chất và năng lực chung, chương trình GDPT 2018 còn định hướng học sinh phát triển 8 năng lực đặc thù theo từng lĩnh vực học tập cụ thể. Dưới đây là các năng lực và yêu cầu cần đạt đối với học sinh Tiểu học:
Năng lực |
Yêu cầu cần đạt |
Năng lực ngôn ngữ (Tiếng Việt) |
|
Năng lực ngoại ngữ |
|
Năng lực tính toán |
|
Năng lực khoa học |
|
Năng lực công nghệ |
|
Năng lực tin học |
|
Năng lực thẩm mĩ |
|
Năng lực thể chất |
|

Giới thiệu chương trình Tiểu học tại Phenikaa School
Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa (Phenikaa School) thuộc Hệ thống Giáo dục Phenikaa, một hệ thống hướng tới tiêu chuẩn quốc tế với mô hình đào tạo trải nghiệm và đổi mới sáng tạo từ cấp Tiểu học đến sau Đại học của Tập đoàn Phenikaa.
Chương trình Tiểu học tại Phenikaa School được thiết kế nhằm xây dựng cho học sinh nền tảng học thuật theo kết quả đầu ra của chương trình giáo dục quốc gia. Mục tiêu là mang đến môi trường học tập an toàn, giàu tình yêu thương, phát triển toàn diện, tạo sự hứng khởi và yêu thích học tập cho các em học sinh để “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Nội dung đào tạo
Phenikaa School có 3 hệ chương trình đào tạo là hệ Song ngữ Mỹ, hệ Chất lượng cao và hệ Tiêu chuẩn:
- Hệ Tiêu chuẩn: Được xây dựng dựa trên chương trình giáo dục phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Chương trình này kết hợp với tăng cường các giờ học thực hành trải nghiệm, sáng tạo và ứng dụng cao thông qua các dự án học tập do chuyên gia Phenikaa xây dựng. Thời lượng học tập là 75% theo chương trình của Bộ GD&ĐT và 25% cho chương trình bổ trợ kiến thức và kỹ năng sống/kỹ năng thế kỷ 21.
- Hệ Chất lượng cao: Là chương trình kết hợp giữa chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo với các môn học do chuyên gia của trường xây dựng. 55% thời lượng dành cho các môn cơ bản của Bộ GD&ĐT, có bổ sung thời lượng luyện tập và mở rộng. Chương trình CNTT được xây dựng theo chuẩn quốc tế, có dự án liên môn Sci-tech.
- Hệ Song ngữ Mỹ: Gia tăng các môn học Ngữ văn Anh (ELA), Toán (Math) và Khoa học (Science) bằng tiếng Anh theo giáo trình quốc tế. 40% thời lượng là các môn học dạy bằng tiếng Anh theo giáo trình quốc tế, 40% đảm bảo theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT và 20% cho các môn phát triển năng khiếu và kỹ năng thế kỷ 21.

Lồng ghép trong chương trình học của mỗi hệ đào tạo là 5 chương trình bản sắc – trái tim của triết lý giáo dục tại Phenikaa, mang đến trải nghiệm học tập độc đáo, kết nối học sinh Việt Nam với thế giới:
- Chương trình Tiếng Anh: Được thiết kế theo chuẩn quốc tế, giúp học sinh làm chủ ngôn ngữ, sử dụng linh hoạt trong giao tiếp và học thuật.
-
-
- Hệ Tiêu chuẩn: Bám sát khung năng lực của Bộ GD, phát triển nền tảng từ vựng – ngữ pháp, tăng kỹ năng giao tiếp.
- Hệ Chất lượng cao: Giáo trình Cambridge, phương pháp CBL & PBL, nâng cao tư duy phản biện.
- Hệ Song ngữ Mỹ: Học hoàn toàn bằng tiếng Anh với Toán, Khoa học, Anh văn – theo chuẩn CCSS & NGSS, tích hợp AI và mô hình Blended Learning.
-
- Giáo dục STEM: Hệ sinh thái STEM toàn diện bao gồm Khoa học (dạy STEM chính khoá theo chuẩn NGSS – học tập qua dự án Vật lý, Sinh học, Kỹ thuật.) – Công nghệ (Câu lạc bộ chuyên sâu về Robotics, AI, IoT, 3D, Drone, AR/VR…) – Thi đấu (Tham gia các cuộc thi khoa học quốc gia & quốc tế – xây dựng hồ sơ năng lực).
- Giáo dục kỹ năng Công nghệ thông tin (ICT): Học sinh được tiếp cận với Công nghệ thông tin ngay từ lớp 1, giúp phát huy tính sáng tạo và vận dụng công nghệ vào học tập, tìm kiếm thông tin và truyền thông.
- Giáo dục Thể chất & Nghệ thuật: Chú trọng phát triển các hoạt động rèn luyện thể chất đa dạng như bơi lội, bóng đá, bóng rổ, võ thuật… và trang bị kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe, kỹ năng chăm sóc bản thân; tạo môi trường an toàn, lành mạnh để học sinh phát triển năng khiếu thể chất, nghệ thuật.
- Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21: Đào tạo những công dân có kỹ năng hội nhập toàn cầu, phát triển giáo dục đạo đức, nhân cách con người với hai cấu phần chính – giáo dục kỹ năng (tự lập tự chủ, kỹ năng học tập, kỹ năng kiểm soát cảm xúc…) và giáo dục phẩm chất.

6.2. Phương pháp giảng dạy
Phương pháp giáo dục chủ đạo của Phenikaa School bao gồm:
- Phương pháp giáo dục STEM: Học tập qua vấn đề, Học tập qua dự án và Học tập truy vấn, giúp học sinh phát triển tư duy logic, sáng tạo và ứng dụng thực tế.
- Dạy và học với công nghệ: Tận dụng hệ thống lớp học thông minh và phần mềm hỗ trợ học tập hiện đại để cá nhân hóa việc học và rèn luyện kỹ năng số.
- Phát triển toàn diện: Chú trọng “NHÂN – TRÍ – THỂ – MỸ – HỘI NHẬP” thông qua các hoạt động đa dạng.
- Lấy học sinh làm trung tâm: Giáo viên là người hướng dẫn, lắng nghe và hỗ trợ, tạo môi trường học tập tích cực.
- Dạy học phân hóa: Nội dung và phương pháp giảng dạy được điều chỉnh phù hợp với từng nhóm học sinh để phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu.

Mục tiêu đầu ra
Chương trình Tiểu học Phenikaa hướng tới mục tiêu:
- Xây dựng cho học sinh nền tảng học thuật theo kết quả đầu ra của chương trình giáo dục quốc gia.
- Mang đến môi trường học tập an toàn, giàu tình yêu thương.
- Phát triển toàn diện cho học sinh.
- Tạo sự hứng khởi và yêu thích học tập.
- Hình thành năng lực giao tiếp tiếng Anh thành thạo, tìm kiếm và đọc hiểu thông tin khoa học và tham gia các cuộc thi giao lưu quốc tế (đối với các hệ Chất lượng cao và Song ngữ Mỹ).
- Đạt trình độ tiếng Anh đầu ra A1 (đối với Hệ Tiêu chuẩn). Học sinh có thể tham gia các bài thi khảo thí của Cambridge (Starters, Movers, Flyers) hoặc ETS (TOEFL Primary).
- Đào tạo những công dân có kỹ năng hội nhập toàn cầu, phát triển giáo dục đạo đức, nhân cách con người, có các kỹ năng như tự lập tự chủ, kỹ năng học tập, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và các phẩm chất theo khung 5 phẩm chất 10 năng lực cốt lõi.
- Trải nghiệm tư duy và thực hành như kỹ sư, liên hệ kiến thức với thế giới thực thông qua giải quyết vấn đề khoa học và áp dụng Quy trình thiết kế kỹ thuật (EDP) (thông qua giáo dục STEM).
Học sinh lớp 5 sẽ được xét tuyển lên lớp 6 của Phenikaa dựa theo kết quả học tập và hạnh kiểm của năm học lớp 5.

Chương trình Tiểu học theo định hướng mới không chỉ trang bị kiến thức mà còn đặt nền móng vững chắc về tư duy, kỹ năng và phẩm chất cho học sinh. Việc hiểu rõ chương trình Tiểu học hiện hành giúp phụ huynh chủ động đồng hành cùng con và lựa chọn được môi trường học tập phù hợp để trẻ phát triển toàn diện, bền vững.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa