Sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10, không ít học sinh phải đối mặt với cảm giác thất vọng và lo lắng khi không đỗ vào các nguyện vọng đã đăng ký. Dù vậy, không phải là không có con đường khác để tiếp tục học tập và phát triển. Vậy, thi rớt tuyển sinh lớp 10 nên làm gì để định hướng lại tương lai? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thi rớt tuyển sinh lớp 10 nên làm gì?
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng học sinh đăng ký, tỷ lệ học sinh rớt tuyển sinh lớp 10 công lập khá cao, lên đến 38% trong năm học 2025 – 2026 (*), đặc biệt là khi học sinh chưa áp dụng tốt chiến lược xếp nguyện vọng. Tương tự, ở các tỉnh thành khác, vẫn có nhiều trường hợp học sinh học tốt nhưng lại rớt nguyện vọng.
Tuy nhiên, việc thi rớt lớp 10 không phải là một kết thúc mà là cơ hội để học sinh nhìn nhận lại và lựa chọn phương án học tập phù hợp. Vậy, nên làm gì khi trượt cấp 3? Hay nói cách khác rớt tuyển sinh lớp 10 thì làm gì?
(*) Theo Kế hoạch 56/KH-UBND, trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 – 2026, Hà Nội sẽ có khoảng 127.000 thí sinh dự thi, trong đó sẽ chỉ có khoảng khoảng 79.000 thí sinh được nhận vào các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố, tương đương với 62% lượng thí sinh.

Khi không đạt được kết quả như mong muốn, việc đầu tiên là học sinh cần ổn định tâm lý. Thất bại trong kỳ thi có thể khiến bạn cảm thấy hụt hẫng và mất phương hướng, nhưng đây không phải là dấu chấm hết. Đừng để cảm giác tiêu cực kéo dài mà ảnh hưởng đến quyết định tiếp theo.
Sau khi ổn định tâm lý, bước tiếp theo là học sinh và phụ huynh cần ngồi lại với nhau để đánh giá khả năng học tập và tìm ra phương án phù hợp. Xoay quanh câu hỏi con không đỗ cấp 3 thì phải làm gì, phụ huynh có thể là lựa chọn học tại các trường dân lập, trường tư thục, hoặc các trường quốc tế. Ngoài ra, học sinh cũng có thể hướng đến các chương trình học nghề, giúp phát triển kỹ năng thực tiễn ngay từ sớm. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi thi trượt cấp 3 phải làm sao không khó, quan trọng là giữ vững tinh thần.

Với mỗi lựa chọn, điều quan trọng là học sinh và phụ huynh cần cùng nhau trao đổi và đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho tương lai. Thất bại trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 chỉ là một bước ngoặt, không phải là kết thúc. Thay vì nhìn vào kết quả thi, hãy nhìn về những cơ hội học tập và phát triển trong tương lai.
4 hướng đi dành cho thí sinh rớt tuyển sinh lớp 10 công lập
Ngoài trường THPT công lập, học sinh có thể lựa chọn 1 trong 4 mô hình dưới đây:
Mô hình |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Trường THPT tư thục |
|
|
Trường THPT quốc tế |
|
|
Trung tâm Giáo dục thường xuyên |
|
|
Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp |
|
|

Học trường THPT tư thục
Theo điều 47 Luật Giáo dục 2019, trường tư thục là “trường do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động”.
Trường tư thục có 2 loại hình:
- Trường tư thục có yếu tố quốc tế: Nơi giảng dạy chương trình quốc tế (Tú tài Quốc tế IB, AP, Cambridge…), tích hợp quốc tế hoặc song ngữ (kết hợp giữa chương trình quốc tế và chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT Việt Nam). Học sinh sau tốt nghiệp sẽ sở hữu bằng quốc tế tương đương với chương trình học, hoặc song bằng – bằng quốc tế và bằng Tốt nghiệp THPT của Việt Nam.
- Trường tư thục không có yếu tố quốc tế: Nơi giảng dạy duy nhất chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT Việt Nam. Học sinh sau tốt nghiệp sẽ nhận bằng Tốt nghiệp THPT của Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp trường THPT tư thục, các em học sinh có thể tự tin dự tuyển vào các trường Đại học trong nước (bao gồm công lập, tư thục và quốc tế) hoặc du học.
Học phí trường THPT tư thục sẽ cao hơn trường THPT công lập, dao động từ 10 – 300 triệu VND/năm học, chưa bao gồm các chi phí dịch vụ khác.
Hầu hết các trường THPT tư thục đều tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ THCS hoặc xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tuyển sinh lớp 10 và học bạ THCS.
Phụ huynh và học sinh hoàn toàn có thể đăng ký dự tuyển vào các trường THPT tư thục từ đầu tháng 1 (sớm hơn 6 tháng so với thời điểm diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10) để nắm chắc suất học tại trường. Đặc biệt, một số trường (ví dụ như Phenikaa School) còn triển khai chính sách giảm học phí cho học sinh đăng ký dự tuyển sớm.

Học trường THPT quốc tế
Trường THPT quốc tế là ngôi trường nơi giảng dạy duy nhất chương trình giáo dục quốc tế như Cambridge, Oxford, IB, AP, A – Level, IGCSE… Học sinh khi tốt nghiệp sẽ nhận được bằng quốc tế tương đương với chương trình học.
Sau khi tốt nghiệp, các em học sinh có thể tự tin dự tuyển vào các trường Đại học nổi tiếng tại các nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Anh, Nhật Bản…
Học phí trường THPT quốc tế rất cao, đặc biệt là các trường có chất lượng giáo dục tốt. Trung bình, với mỗi năm học tại trường THPT quốc tế, phụ huynh sẽ cần chi trả từ 100 triệu – 1 tỷ VNĐ.
Để vào học trường THPT quốc tế, học sinh sẽ cần nộp học bạ, sau đó tham gia các bài kiểm tra đánh giá năng lực vào phỏng vấn với hội đồng nhà trường. Nếu có năng lực ngoại ngữ tốt, tỷ lệ đỗ vào trường THPT quốc tế là khá cao.

Học Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX)
Theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT, “chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông”.
Như vậy, nếu học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, học sinh vẫn sẽ được theo học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT Việt Nam để trang bị kiến thức, sẵn sàng ứng tuyển Đại học – Cao đẳng – Trung cấp. Học sinh sau tốt nghiệp cũng sẽ nhận được bằng Tốt nghiệp THPT.
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, nếu cơ sở giáo dục thường xuyên giảng dạy Chương trình Giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, mức học phí sẽ được áp dụng tương đương học phí THPT công lập trên cùng địa bàn.
Để đăng ký theo học Trung tâm Giáo dục thường xuyên, học sinh chỉ cần nộp học bạ THCS và các giấy tờ khác theo quy định của trung tâm.

Học Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động…”.
Theo học các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, học sinh sẽ được học nghề song song chương trình văn hóa, sau ba năm vừa lấy bằng trung cấp, vừa tốt nghiệp THPT.
Sau khi tốt nghiệp, với kiến thức và kỹ năng đã trau dồi, học sinh có thể trực tiếp tham gia thị trường lao động. Nếu sau này cần kiến thức chuyên môn cao hơn, các em có thể theo chương trình liên thông.

Dự tuyển Phenikaa School – Nhẹ gánh nỗi lo, học trường chất lượng, lựa chọn xứng đáng
Trong năm học 2025 – 2026, Phenikaa School chính thức mở cổng tuyển sinh online vào 10 từ tháng 03/2025 đến khi hết chỉ tiêu tuyển sinh. Nhà trường tuyển sinh theo 2 phương thức:
- Xét tuyển kết hợp học bạ THCS & điểm kỳ thi tuyển sinh vào 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội
- Xét tuyển học bạ THCS

Chọn Phenikaa School, phụ huynh và học sinh vừa “nhẹ gánh nỗi lo” nếu trượt cấp 3 thì sao, vừa được xét tuyển vào ngôi trường “xịn sò” với cơ sở vật chất chuẩn quốc tế.
Với môi trường giáo dục truyền cảm hứng sáng tạo, đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, chuyên môn cao, luôn đồng hành cùng học sinh trong suốt quá trình học tập, giúp các em chọn trường và chọn nghề phù hợp, Phenikaa School chắc chắn sẽ là một lựa chọn “xứng đáng” cho ba mẹ và các em học sinh không biết trượt lớp 10 nên làm gì.
Tại Phenikaa School, học sinh được học qua dự án, sử dụng thành thạo Công nghệ thông tin, tiếng Anh chuyên ngành và nghiên cứu khoa học. Hơn nữa, các em còn được tham gia các hoạt động hướng nghiệp, giúp xác định ngành học phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu xã hội.

Với mức học phí phù hợp, chỉ từ 4,200,000 VND/tháng, cùng với các hệ đào tạo linh hoạt như hệ Tiêu chuẩn và hệ Chất lượng cao, Phenikaa School đảm bảo sẽ là một môi trường học tập lý tưởng cho học sinh. Đặc biệt, học sinh của trường còn có cơ hội tuyển thẳng vào Đại học Phenikaa và nhận mức miễn giảm học phí cao nhất, một cơ hội tuyệt vời cho các em học sinh Phenikaa School.
Không còn băn khoăn trượt cấp 3 nên làm gì bởi Phenikaa School không chỉ là một ngôi trường, mà còn là nơi chuẩn bị nền tảng vững chắc cho sự phát triển của học sinh trong tương lai, mở ra nhiều cơ hội học tập và nghề nghiệp cho các em.

Dù việc thi rớt tuyển sinh lớp 10 có thể khiến các em học sinh và phụ huynh cảm thấy lo lắng, nhưng đây cũng là cơ hội để tìm kiếm những con đường học tập mới mẻ và phù hợp. Với các lựa chọn như học tại trường THPT tư thục, trường quốc tế, trung tâm giáo dục thường xuyên, hay trung tâm giáo dục nghề nghiệp, học sinh có thể tiếp tục hành trình học tập và phát triển bản thân mà không cần lo lắng thi rớt lớp 10 nên làm gì.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa