Việc rớt 3 nguyện vọng lớp 10 có thể khiến học sinh và phụ huynh cảm thấy bối rối, lo lắng và không biết phải làm gì tiếp theo. Tuy nhiên, thay vì lo âu và buồn bã, phụ huynh và học sinh hãy cùng ngồi lại và chọn hướng đi phù hợp theo 3 bước được hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
1. Bước 1: Tính toán phương án học tập phù hợp
Khi biết học sinh đã rớt hết 3 nguyện vọng lớp 10, việc đầu tiên học sinh và phụ huynh cần làm là xác định chính xác mục tiêu học tập và lựa chọn mô hình giáo dục phù hợp.
Để xác định chính xác loại hình học tập tại THPT, học sinh cần biết rõ bản thân muốn gì sau khi tốt nghiệp:
- Nếu muốn học đại học, du học: Học sinh có thể chọn học tại các trường THPT ngoài công lập với chương trình học chất lượng, hoặc đăng ký thi lại vào lớp 10 công lập vào năm học tiếp theo.
- Nếu xác định đi làm: Học sinh có thể lựa chọn các Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) hoặc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để học nghề kết hợp học văn hóa ngay từ lớp 10.
>>> Tham khảo ngay đặc điểm của từng mô hình giáo dục ngoài công lập được đề cập phía trên tại bài viết Thi rớt tuyển sinh lớp 10 nên làm gì
Ngoài ra, phụ huynh và học sinh cũng có thể theo dõi thông tin tuyển sinh bổ sung tại các trường THPT công lập chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỉ lệ trường tuyển sinh bổ sung rất thấp, do vậy đây là một lựa chọn khá rủi ro.

2. Bước 2: Chọn trường
Sau khi xác định được phương án học tập, bước tiếp theo là chọn trường phù hợp.
- Trường THPT ngoài công lập
- Chương trình học: Trường tư thục thường giảng dạy chương trình của Bộ GD&ĐT Việt Nam hoặc chương trình quốc tế (Cambridge, IB…) hoặc song ngữ. Phụ huynh cần lựa chọn chương trình học phù hợp với định hướng sau phổ thông (học Đại học công lập/tư thục/quốc tế/du học)
- Học phí: Mức học phí tại các trường tư thục dao động từ 10 – 300 triệu VNĐ/năm tùy vào chất lượng và chương trình đào tạo. Nên chọn trường có mức học phí phù hợp với khả năng tài chính.
- Phương pháp giảng dạy: Nên chọn trường có phương pháp giảng dạy tiên tiến, giúp học sinh phát triển đồng thời kỹ năng sống, kiến thức hàn lâm và kiến thức thực tế.
- Chất lượng giảng dạy: Có thể dựa vào tỷ lệ học sinh đỗ Đại học, giải thưởng, bằng cấp của giáo viên… để đánh giá và chọn trường có chất lượng giảng dạy phù hợp với mục tiêu học tập.

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên
- Chương trình học: Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT như các trường THPT công lập, học sinh sau tốt nghiệp cũng sẽ nhận được bằng tốt nghiệp THPT.
- Phương pháp giảng dạy: “Truyền thống”, thường chỉ tập trung dạy kiến thức trong sách giáo khoa.
- Học phí: Được miễn học phí từ năm học 2025 – 2026, phụ huynh chỉ cần đóng phí dịch vụ.
- Chất lượng giảng dạy: Thực tế, chất lượng giảng dạy tại các trung tâm này không được đánh giá cao, nếu muốn học tốt, học sinh sẽ phải chú tâm tự học.
Nếu xác định học trung tâm Giáo dục thường xuyên, phụ huynh và học sinh nên chọn trung tâm gần nhà để thuận tiện đi lại.
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
- Chương trình học: Giảng dạy đồng thời chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT và dạy nghề. Học sinh sau tốt nghiệp sẽ nhận bằng tốt nghiệp THPT và bằng trung cấp nghề.
- Phương pháp giảng dạy: Dạy văn hóa (các môn học thuộc chương trình Giáo dục Phổ thông 2018) qua sách giáo khoa, dạy nghề qua lý thuyết và thực hành.
- Học phí: Trung bình từ 4 triệu VND/năm học, tùy từng cơ sở.
- Chất lượng giảng dạy: Chất lượng dạy văn hóa không được đánh giá cao, chất lượng dạy nghề tốt, học sinh hoàn toàn có thể tham gia thị trường lao động sau tốt nghiệp.
Nếu xác định học trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, phụ huynh và học sinh nên ưu tiên chọn trung tâm gần nhà, đồng thời chọn học nghề phù hợp với sở thích và nhu cầu của thị trường lao động.

3. Bước 3: Đăng ký dự tuyển
Sau khi đã quyết định được ngôi trường sẽ theo học trong suốt 3 năm cấp 3, phụ huynh và học sinh nên theo dõi thông tin tuyển sinh của nhà trường qua fanpage hoặc website và đăng ký dự tuyển.
Để đăng ký dự tuyển tại trường THPT ngoài công lập, phụ huynh và học sinh thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Đăng ký dự tuyển online qua website chính thức của nhà trường hoặc đăng ký trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh.
- Bước 2: Học sinh làm bài kiểm tra/phỏng vấn đầu vào.
- Bước 3: Nhà trường gửi kết quả. Học sinh trúng tuyển sẽ làm hồ sơ nhập học theo hướng dẫn của nhà trường.
Với các học sinh có nhu cầu theo học trung tâm Giáo dục thường xuyên/Giáo dục nghề nghiệp, học sinh chỉ cần nộp học bạ THCS và làm thủ tục nhập học theo hướng dẫn của trung tâm.
>>> Đăng ký dự tuyển Phenikaa School ngay hôm nay để nắm chắc cơ hội học tập tại một trong những trường THPT tư thục tốt nhất Hà Nội.

Việc rớt 3 nguyện vọng lớp 10 không phải là kết thúc mà là cơ hội để học sinh và phụ huynh tiếp tục tìm ra hướng đi phù hợp nhất. Việc xác định đúng mục tiêu học tập, chọn trường hợp lý và đăng ký tuyển sinh đúng cách sẽ giúp học sinh tiếp tục phát triển và chuẩn bị tốt cho tương lai.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa