Lớp 10 học những môn gì là câu hỏi được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm khi bước vào bậc THPT. Với chương trình giáo dục mới, học sinh cần lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với sở thích và định hướng nghề nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các môn học bắt buộc, tự chọn và kinh nghiệm chọn môn hiệu quả.
Lưu ý: Nội dung bài viết được tổng hợp dựa trên quy định chung của Bộ GD&ĐT, không đại diện cho duy nhất chương trình học của Phenikaa School. |
1. Các môn học lớp 10 chương trình mới
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức được áp dụng cho học sinh lớp 10 từ năm học 2022 – 2023. Theo đó, nhiều phụ huynh và học sinh sẽ thường thắc mắc lớp 10 học bao nhiêu môn. Cụ thể, học sinh sẽ học các môn học lớp 10 chương trình mới bắt buộc, lựa chọn tổ hợp môn phù hợp và tham gia các hoạt động giáo dục bổ trợ.
1.1. 6 môn học bắt buộc
Trong các môn học lớp 10 chương trình mới, nhiều học sinh và phụ huynh luôn thắc mắc về những môn học bắt buộc lớp 10. Cụ thể, học sinh lớp 10 sẽ học 6 môn bắt buộc, bao gồm:
- Ngữ văn
- Toán
- Ngoại ngữ 1
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Lịch sử
1.2. 9 môn học lựa chọn
Ngoài 6 môn bắt buộc, lớp 10 có những môn gì khác? Học sinh lớp 10 sẽ được tùy ý chọn 5 trong 9 môn học lựa chọn thuộc 3 nhóm sau:
- Nhóm Khoa học xã hội: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý
- Nhóm Khoa học tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học
- Nhóm Công nghệ và Nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật
1.3. 2 môn học tự chọn
Ngoài các môn chính, học sinh có thể đăng ký 2 môn học tự chọn (không bắt buộc) để phát triển thêm kỹ năng ngôn ngữ:
- Tiếng dân tộc thiểu số
- Ngoại ngữ 2 (Không cố định, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học của nhà trường. Với môn ngoại ngữ 2, các môn thường được học là Pháp, Đức, Trung Quốc…)
1.4. 2 hoạt động giáo dục bắt buộc
Bên cạnh các môn học, học sinh lớp 10 còn tham gia 2 hoạt động giáo dục bắt buộc:
- Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Giúp học sinh khám phá sở trường, phát triển kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp.
- Nội dung giáo dục của địa phương: Cung cấp kiến thức về văn hóa, lịch sử, kinh tế và xã hội của địa phương.

2. Kinh nghiệm lựa chọn tổ hợp môn học cho học sinh lớp 10
Lựa chọn tổ hợp môn học phù hợp không chỉ giúp học sinh phát huy thế mạnh mà còn tạo tiền đề quan trọng cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng giúp học sinh dễ dàng xác đinh được những môn học bắt buộc lớp 10. Để đưa ra quyết định đúng đắn, học sinh cần cân nhắc các yếu tố sau:
2.1. Xem xét năng lực của bản thân
Lựa chọn tổ hợp môn học trước hết cần dựa vào khả năng học tập thực tế. Không phải học sinh nào cũng giỏi đều tất cả các môn, vì vậy, xác định thế mạnh cá nhân sẽ giúp học sinh học tốt hơn, đạt điểm cao hơn và có động lực hơn.
Ví dụ:
- Nếu có tư duy logic tốt, học nhanh các môn tính toán như Toán, Lý, Hóa, học sinh có thể theo các tổ hợp khối A (Toán – Lý – Hóa) hoặc A1 (Toán – Lý – Anh).
- Nếu có trí nhớ tốt, yêu thích đọc hiểu và lập luận, học sinh có thể chọn tổ hợp Văn – Sử – Địa (khối C) hoặc Toán – Văn – Anh (khối D).
- Nếu học tốt môn Sinh và Hóa, có thể xem xét tổ hợp Toán – Hóa – Sinh (khối B), phù hợp với các ngành Y, Dược.
Một cách đánh giá chính xác hơn là học sinh có thể tự làm bài kiểm tra năng lực hoặc xin ý kiến từ giáo viên bộ môn để có cái nhìn thực tế về khả năng học tập của mình. Việc chọn môn theo năng lực không chỉ giúp học sinh đạt kết quả tốt mà còn giảm áp lực, tránh học lệch quá mức.

2.2. Lựa chọn môn học theo sở thích
Học tốt một môn không có nghĩa là học sinh sẽ thực sự thích học nó. Vì vậy, ngoài năng lực, sở thích cũng là yếu tố quan trọng khi chọn tổ hợp môn học. Một môn học mà học sinh có đam mê, hứng thú sẽ giúp quá trình tiếp thu trở nên dễ dàng hơn, việc học cũng bớt căng thẳng và nhàm chán.
Ví dụ:
- Nếu học sinh thích khám phá khoa học, thử nghiệm, các tổ hợp có Lý, Hóa, Sinh sẽ phù hợp hơn.
- Nếu yêu thích viết lách, phân tích văn bản, tổ hợp Văn – Sử – Địa có thể là lựa chọn tối ưu.
- Nếu có đam mê về công nghệ và lập trình, tổ hợp có Toán – Lý – Tin học sẽ giúp học sinh theo đuổi ngành Công nghệ thông tin trong tương lai.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sở thích chỉ là một phần trong quyết định, không nên chọn môn học chỉ vì cảm thấy thú vị mà không xem xét đến khả năng học tập hoặc cơ hội nghề nghiệp sau này.

2.3. Xác định rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp & khối thi đại học
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi chọn tổ hợp môn là định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Nếu học sinh đã có dự định về ngành học đại học hoặc công việc mong muốn, việc chọn tổ hợp sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số gợi ý tổ hợp môn theo từng nhóm ngành:
Khối ngành | Khối thi Đại học | Môn trọng tâm | Nhóm môn |
Kinh tế, kỹ thuật, y, dược | A00, A01, A02, B00… | Toán, Văn, Lý, Hóa, Sinh | Lý, Hóa, Sinh, Tin |
Kinh tế, kỹ thuật | A00, A01, D00… | Toán, Văn, Lý, Hóa, Anh | Lý, Hóa, Tin, Công nghệ |
Kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, giáo dục | D00, C00 | Toán, Văn, Sử, Địa | Lý, Hóa, Địa, Âm nhạc |
Lý, Địa, GD&PL, Âm nhạc | Toán, Văn, Sử, Địa | D00, C00 |
Để chọn tổ hợp phù hợp, học sinh không chỉ cần nắm rõ lớp 10 học những môn gì mà còn phải tham khảo kỹ yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học
2.4. Tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn
Ngoài việc tự đánh giá, học sinh nên tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm:
- Giáo viên: Hỏi ý kiến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nhận được đánh giá khách quan về năng lực học tập.
- Phụ huynh: Chia sẻ với bố mẹ để nhận được sự tư vấn từ góc độ thực tế và kinh nghiệm về định hướng nghề nghiệp.
- Anh chị khóa trên: Học hỏi từ những anh chị đã từng trải qua quá trình chọn môn để có thêm kinh nghiệm thực tế.

3. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến của học sinh lớp 10 xoay quanh câu hỏi “Lớp 10 học những môn gì” và việc lựa chọn môn học và chương trình học đầu cấp 3.
3.1. Môn gì khó nhất lớp 10?
Mức độ khó của các môn học lớp 10 phụ thuộc vào năng lực và sở thích của từng học sinh. Một số học sinh có thể thấy các môn như Toán, Vật lý hay Hóa học khó khăn do tính trừu tượng và yêu cầu tư duy logic cao. Trong khi đó, những môn như Ngữ văn hay Lịch sử có thể đòi hỏi khả năng ghi nhớ và phân tích sâu sắc. Việc đánh giá môn học nào khó nhất là chủ quan và khác nhau đối với mỗi học sinh.
3.2. Môn CNTK là môn gì?
CNTK là viết tắt của môn Công nghệ Thiết kế và Công nghệ. Đây là môn học giúp học sinh tìm hiểu về bản chất, vai trò của kỹ thuật và công nghệ trong đời sống và sản xuất, cũng như các công nghệ phổ biến và xu hướng phát triển trong tương lai. Học sinh sẽ được làm quen với ngôn ngữ kỹ thuật thông qua hoạt động lập và đọc bản vẽ kỹ thuật đơn giản, đồng thời tiếp cận và trải nghiệm thiết kế kỹ thuật.
3.3. Có thể đổi tổ hợp môn khi đã chọn không?
Việc thay đổi tổ hợp môn học sau khi đã lựa chọn ban đầu có thể gặp khó khăn và phụ thuộc vào quy định của từng trường. Một số trường có thể cho phép học sinh thay đổi tổ hợp môn nếu có lý do chính đáng và còn chỗ trống trong lớp học mong muốn chuyển đến. Tuy nhiên, việc thay đổi này thường phức tạp và có thể ảnh hưởng đến tiến độ học tập, do đó học sinh nên cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến từ giáo viên, phụ huynh trước khi quyết định.
3.4. Điều kiện để học sinh lớp 10 đạt học sinh giỏi là gì?
Để được xếp loại học sinh giỏi ở lớp 10, học sinh cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Điểm trung bình các môn học: Từ 8,0 trở lên.
- Điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ: Từ 8,0 trở lên.
- Không có môn học nào: Có điểm trung bình dưới 6,5.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét: Đạt loại Đ (Đạt).
Lưu ý: Đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên, điểm trung bình môn chuyên phải đạt từ 8,0 trở lên.
Tìm hiểu trước lớp 10 học những môn gì và lựa chọn tổ hợp môn phù hợp sẽ giúp học sinh có định hướng rõ ràng ngay từ đầu cấp THPT. Dựa trên năng lực, sở thích và mục tiêu nghề nghiệp, mỗi học sinh có thể chọn môn học tối ưu để phát huy thế mạnh của mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích, giúp các em giải đáp các thắc mắc “lớp 10 học những môn gì?”, “lớp 10 có những môn gì?”, “lớp 10 học bao nhiêu môn”, và tự tin đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa