Cấp 3 là một chặng đường học tập mới đầy thử thách nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội để các bạn học sinh phát triển bản thân. Để giúp bạn vững bước trong giai đoạn quan trọng này, bài viết sẽ mang đến cẩm nang toàn diện, giải đáp thắc mắc lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì giúp bạn tự tin chinh phục hành trình phía trước.
Giai đoạn trước kỳ thi tuyển sinh vào 10
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước chuyển từ cấp hai lên cấp 3. Để đạt được kết quả tốt nhất, ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức, bạn cũng cần nắm rõ các thông tin tuyển sinh cũng như tìm hiểu về các trường trong danh sách nguyện vọng để sắp xếp nguyện vọng một cách hợp lý.
Nắm rõ thông tin kỳ thi tuyển sinh vào 10
Với những kỳ thi quan trọng như thi tuyển sinh vào 10, việc nắm rõ các thông tin về hình thức thi tuyển, hồ sơ dự tuyển, thời gian thi tuyển và cách tính điểm xét tuyển là vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:
1.Hình thức thi tuyển
Phương thức tuyển sinh sẽ có sự thay đổi giữa các địa phương và mô hình trường học, vì vậy, học sinh và quý phụ huynh cần chủ động theo dõi thông tin tuyển sinh trên kênh thông tin chính thống để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ tuyển sinh sắp tới.

2. Hồ sơ dự tuyển
Hồ sơ dự tuyển vào trường THPT bao gồm:
- Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT
- Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực)
- Bằng tốt nghiệp THCS (bản chính hoặc bản sao có chứng thực) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời
- Học bạ (bản chính) cấp THCS
- Thẻ Căn cước hoặc Căn cước công dân
- Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (tuyển thẳng, người thuộc chính sách thương binh, liệt sĩ…), giấy cho phép được học vượt lớp, vào học sớm hoặc muộn so với quy định chung ở cấp học dưới (nếu có)
- Giấy xác nhận “không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật” do chính quyền cấp xã, phường nơi cư trú cấp (đối với thí sinh tự do là thí sinh đã tốt nghiệp THCS).
3. Thời gian thi tuyển
Thời gian thi tuyển vào cấp 3 thường diễn ra vào đầu tháng 6, tuy nhiên, lịch thi có thể khác nhau giữa các địa phương. Vì vậy, học sinh và phụ huynh cần theo dõi thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo nơi mình sinh sống để có sự chuẩn bị tốt nhất.
4. Cách tính điểm xét tuyển
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 cũng có sự khác nhau giữa các trường cấp 3 và từng địa phương.
- Với trường THPT công lập không chuyên: Chủ yếu tính điểm xét tuyển dựa trên tổng điểm các môn thi với hệ số khác nhau tùy từng địa phương.
- Với trường THPT chuyên: Công thức tính điểm riêng, thường bao gồm điểm các môn thi chung và nhân hệ số cao hơn cho môn chuyên.
- Với trường THPT quốc tế: Không xét điểm kỳ thi tuyển sinh vào 10, chỉ xét kết quả học tập cấp THCS, kết quả bài kiểm tra riêng và kết quả phỏng vấn.
- Với trường THPT tư thục: Công thức tính điểm tương tự trường THPT công lập không chuyên, tuy nhiên học sinh sẽ cần tham gia bài kiểm tra đầu vào của trường (tùy trường).
Một số địa phương còn kết hợp điểm học bạ hoặc điểm ưu tiên vào công thức tính điểm xét tuyển. Do đó, thí sinh cần theo dõi kỹ thông tin tuyển sinh của từng tỉnh, thành phố và trường mình đăng ký để có kế hoạch ôn tập và chuẩn bị phù hợp.
Ví dụ: Công thức tính điểm xét tuyển lớp 10 tại Hà Nội năm học 2024 – 2025:
|

Tìm hiểu các trường THPT để lập danh sách nguyện vọng
Việc lựa chọn trường THPT không chỉ ảnh hưởng đến 3 năm học sắp tới mà còn tác động đến định hướng tương lai của học sinh. Do đó, học sinh nên lập 1 danh sách nguyện vọng trường học mục tiêu để tìm hiểu và nghiên cứu.
Dưới đây là những tiêu chí quan trọng cần cân nhắc khi chọn trường:
- Chất lượng giảng dạy và điểm chuẩn:
- Về điểm chuẩn, cần xem xét điểm trúng tuyển trong 2-3 năm gần nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh đầu vào của học sinh.
- Về chất lượng giảng dạy, có thể đánh giá qua tỷ lệ đỗ đại học, giải thưởng, phương pháp giảng dạy và chương trình học.
- Vị trí trường: Trường gần nhà giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, trong khi trường xa có thể cần xem xét phương tiện đi lại và chi phí phát sinh.
- Chương trình học:
- Trường công lập không chuyên thường giảng dạy theo chương trình chuẩn của Bộ GD&ĐT, có thể có các lớp chọn hoặc nâng cao tùy trường.
- Trường chuyên đào tạo chuyên sâu theo từng môn, thường có chương trình nâng cao và đội tuyển học sinh giỏi.
- Trường tư thục có thể giảng dạy theo chương trình của Bộ GD&ĐT hoặc tích hợp chương trình quốc tế như Cambridge, IB, hoặc chương trình song ngữ.
- Trường quốc tế dạy hoàn toàn theo giáo trình nước ngoài, thường cấp bằng Cambridge IGCSE, IB, A-Level hoặc AP.
- Học phí và chi phí khác: Trường công lập có học phí thấp, trong khi trường tư thục và quốc tế có mức học phí cao nhưng đi kèm dịch vụ học tập tốt hơn.
Phụ huynh và học sinh có thể tìm hiểu thông tin qua: Website/Fanpage của nhà trường, ngày hội tuyển sinh (Open Day), website của Sở GD&ĐT, hội nhóm học sinh cũ trên mạng xã hội,. Nếu có thể, nên tham quan trực tiếp để có đánh giá thực tế trước khi đăng ký nguyện vọng.

Đặt mục tiêu điểm số và ôn luyện
Để tăng cơ hội đỗ vào trường mong muốn, học sinh cần xác định mục tiêu điểm số hợp lý dựa trên điểm chuẩn các năm trước. Điểm chuẩn có thể thay đổi do số lượng thí sinh đăng ký, độ khó đề thi, chính sách tuyển sinh. Vì vậy, cần đặt mục tiêu điểm cao hơn mức điểm chuẩn trung bình để đảm bảo cơ hội đỗ.
Sau khi có mục tiêu rõ ràng, cần lập kế hoạch ôn tập chi tiết, phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn, ưu tiên các môn có hệ số cao hoặc còn yếu. Ngoài ra, học sinh nên làm đề thi thử định kỳ để đánh giá năng lực, điều chỉnh chiến lược ôn tập và rèn luyện tâm lý phòng thi.

Sắp xếp nguyện vọng
Lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì? Sắp xếp nguyện vọng hợp lý là một yếu tố rất quan trọng. Mỗi học sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng (NV) dự tuyển vào 3 trường THPT công lập xếp theo thứ tự NV1, NV2 và NV3.
Lưu ý: NV1 và NV2 phải thuộc cùng một khu vực tuyển sinh (KVTS) theo quy định, NV3 có thể thuộc KVTS bất kỳ.
Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký. Để đảm bảo sẽ được xét tuyển vào trường phù hợp nhất trong khả năng, đồng thời tránh rủi ro mất cơ hội vào các trường yêu thích, bạn nên xếp NV2 cách NV1 ít nhất 3 điểm, và NV 3 cách NV 2 từ 3 – 4 điểm.
>>> Tìm hiểu chi tiết về các nguyện vọng và bí quyết xếp nguyện vọng “chống” trượt trong bài viết: Nguyện vọng 1 2 3 vào lớp 10 là gì

Giai đoạn sau kỳ thi tuyển sinh vào 10
Học lớp 10 cần chuẩn bị những gì? Sau khi hoàn thành kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, các bạn học sinh bước vào một giai đoạn quan trọng khác – chờ đợi kết quả và chuẩn bị cho bước tiếp theo. Đây là thời điểm quan trọng để bạn tìm hiểu trước về chương trình giáo dục cấp THPT cũng như đưa ra các quyết định về lựa chọn môn học và định hướng tương lai.
Tìm hiểu trước chương trình giáo dục cấp THPT
Nếu ở cấp 2, học sinh chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản, thì lên cấp 3, nội dung học sâu hơn và đòi hỏi khả năng tư duy logic, phân tích nhiều hơn. Các môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) và xã hội (Văn, Sử, Địa, GDCD) đều có độ khó cao hơn, yêu cầu học sinh có phương pháp học tập khoa học hơn.
Vậy câu trả lời cho “học sinh lớp 10 cần chuẩn bị những gì?”, chính là sự tìm hiểu kĩ càng. Việc tìm hiểu trước sẽ giúp học sinh tránh bị “ngợp” khi bước vào lớp 10, giảm áp lực khi tiếp xúc với những kiến thức mới và giúp lựa chọn khối học phù hợp ngay từ đầu, tránh tình trạng loay hoay, mất phương hướng.
>>> Để biết rõ cấp 3 học môn gì, bạn có thể tham khảo bài viết: Cấp 3 học những môn gì
Nghiêm túc suy nghĩ về định hướng tương lai & lựa chọn môn học
Ở cấp 3, học sinh cần chọn khối học (A, A1, B, C, D…) để tập trung kiến thức theo chuyên ngành mong muốn. Nếu không định hướng sớm, học sinh có thể học dàn trải và lãng phí thời gian với những môn không thực sự cần thiết.
Trong khi đó, nếu xác định được nhóm ngành sẽ học tại Đại học trong tương lai, học sinh có thể:
- Chọn đúng môn học để tập trung rèn luyện trong 3 năm cấp 3
- Lên kế hoạch ôn thi hiệu quả
- Nắm bắt cơ hội săn học bổng du học hoặc các chương trình liên kết
- Tích lũy trải nghiệm thực tế và phát triển kỹ năm mềm qua các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, khóa học kỹ năng để chuẩn bị cho cuộc sống Đại học
>>> Đọc bài viết: Lớp 10 học những môn gì? Kinh nghiệm chọn môn học phù hợp nếu bạn đang chưa biết sẽ học môn gì tại cấp 3.

Giai đoạn sau khi biết kết quả thi tuyển sinh vào 10
Sau khi biết kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10, tức là đã lên lớp 10 cần chuẩn bị những gì? Học sinh cần nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết, tìm hiểu “văn hóa” trường học, xây dựng mối quan hệ, bồi dưỡng kỹ năng… để chuẩn bị bước vào môi trường học tập mới.
Chuẩn bị hồ sơ nhập học
Mỗi trường sẽ có yêu cầu riêng về hồ sơ nhập học, tuy nhiên, thông thường học sinh cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy khai sinh
- Học bạ THCS
- Bằng tốt nghiệp THCS (bản chính hoặc bản sao công chứng) hoặc hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời
- Giấy báo trúng tuyển lớp 10
- Giấy xác nhận do ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cấp (đối với người học đã tốt nghiệp trung học cơ sở từ những năm học trước) không trong thời gian thi hành án phạt tù; cải tạo không giam giữ hoặc vi phạm pháp luật
Lưu ý: Học sinh cần nộp hồ sơ nhập học đúng hạn quy định của nhà trường. Thông báo về thời gian nộp hồ sơ nhập học sẽ được đăng tải trên website/fanpage chính thức của nhà trường.
Tìm hiểu “văn hóa” trường học
Khi vào một ngôi trường mới, ngoài việc tìm hiểu chương trình học, việc hiểu về văn hóa trường học sẽ giúp học sinh hòa nhập nhanh hơn, tránh bỡ ngỡ và tạo dựng được mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô.
Checklist này mang lại rất nhiều lợi ích vì:
- Mỗi trường có phong cách giảng dạy, nội quy và hoạt động ngoại khóa khác nhau: Vào lớp 10 cần chuẩn bị những gì? Một số trường chú trọng kỷ luật nghiêm khắc, trong khi số khác đề cao sự sáng tạo, linh hoạt. Nếu không tìm hiểu trước, học sinh có thể bị sốc với phương pháp giảng dạy hoặc áp lực học tập khi nhập học.
- Tránh vi phạm nội quy trường học: Mỗi trường có quy định riêng về đồng phục, kỷ luật, điểm danh, thi cử và cách giao tiếp với giáo viên. Vi phạm nội quy ngay từ đầu có thể tạo ấn tượng không tốt với thầy cô và bạn bè. Hiểu rõ quy tắc giúp học sinh chủ động thích nghi và tránh mắc lỗi không đáng có.
- Tận dụng tốt cơ hội để phát triển trong trường: Nhiều trường có chương trình học bổng, hỗ trợ học tập, CLB học thuật và ngoại khóa dành cho học sinh. Trường chuyên thường có đội tuyển thi quốc gia, trong khi trường tư thục, quốc tế lại mạnh về giao lưu quốc tế và kỹ năng mềm. Tìm hiểu trước giúp học sinh tận dụng tối đa những lợi thế của môi trường học tập.

Để hiểu “văn hóa” trường học, học sinh và phụ huynh sẽ cần tìm hiểu các hạng mục sau:
- Môi trường học tập
- Phương pháp giảng dạy
- Hoạt động ngoại khóa và CLB
- Nội quy trường học
Dưới đây là một số cách giúp bạn tìm hiểu “văn hóa” trường học trước khi nhập học:
- Tìm hiểu từ website, fanpage chính thức của trường để xem thông tin về nội quy, chương trình học, hoạt động ngoại khóa.
- Tham khảo thông tin từ học sinh khóa trước để hiểu về phong cách học tập, cách ứng xử với thầy cô, môi trường bạn bè.
- Tham gia các nhóm học sinh trên mạng xã hội của trường để cập nhật thông tin thực tế từ các học sinh đang theo học.
- Tham dự các buổi định hướng đầu năm nếu trường tổ chức, để nghe giới thiệu trực tiếp từ giáo viên và học sinh cũ.

Xây dựng mối quan hệ với học sinh khóa trên
Kết nối với học sinh khóa trên mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp tân học sinh:
- Làm quen môi trường học mới nhanh hơn: Vì học sinh khóa trên có thể chia sẻ trải nghiệm học tập thực tế và các quy tắc “ngầm” trong trường.
- Nhận những lời khuyên và chỉ dẫn học tập miễn phí: Học sinh khóa trên đã trải qua những gì mà học sinh lớp 10 sắp đối mặt, vì vậy họ có thể chia sẻ tài liệu ôn tập, phương pháp học tập, tài liệu học tập chuyên sâu…
- Hỗ trợ chọn khối học và định hướng tương lai: Nếu việc chọn khối học khiến học sinh lớp 10 gặp nhiều khó khăn, hãy tham khảo ý kiến học sinh khóa trên vì họ hiểu rõ sự khác biệt giữa các khối học, cách chọn trường đại học và nghề nghiệp phù hợp.
- Mở rộng mối quan hệ & cơ hội phát triển bản thân: Học sinh khóa trên có thể giúp bạn kết nối với nhiều bạn bè mới trong trường, tạo mạng lưới quan hệ tốt; chia sẻ kinh nghiệm tham gia các cuộc thi để phát triển kỹ năng và giới thiệu các CLB phù hợp với sở thích và thế mạnh của bạn.

Chuẩn bị đồ dùng học tập
Nhìn chung, những thứ cần chuẩn bị khi vào lớp 10 có nhiều nét tương đồng với cấp 2.
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo/nâng cao
- Vở ghi chép và sổ tay học tập
- Dụng cụ viết và ghi chú (bút bi, bút chì,bút highlight nhiều màu, giấy nhớ…)
- Đồ dùng học Toán và Khoa học (Bộ thước kẻ, eke, compa, thước đo góc; máy tính cầm tay; bảng tuần hoàn hóa học…)
- Dụng cụ phục vụ học Ngoại ngữ (Từ điển Anh – Việt; bảng từ vựng, Flashcards học từ mới)
- Balo hoặc cặp sách phù hợp
- Túi đựng tài liệu

Tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng giúp học tập hiệu quả
Lên cấp 3 là một bước chuyển quan trọng trong hành trình học tập, khi học sinh phải làm quen với khối lượng kiến thức lớn hơn, phương pháp học mới và sự thay đổi trong cách giảng dạy. Nếu không có chiến lược học tập phù hợp, học sinh dễ bị mất phương hướng, áp lực và giảm hiệu suất học tập. Vì vậy, việc tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng học tập hiệu quả ngay từ đầu sẽ giúp học sinh tự tin hơn, tiết kiệm thời gian và đạt kết quả tốt hơn.
Để chuẩn bị tốt nhất cho 3 năm học cấp 3, tân học sinh cần rèn luyện các kỹ năng sau:
- Kỹ năng tự học
- Kỹ năng ghi chép thông minh và biết cách tổng hợp kiến thức qua sơ đồ tư duy, bullet points. Tham khảo thêm các chiến lược ôn tập như phương pháp lặp lại ngắt quãng (Spaced Repetition)
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng làm việc nhóm
Chăm sóc sức khỏe & Giữ thói quen lành mạnh
Chăm sóc sức khỏe và duy trì thói quen lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp bạn học tập hiệu quả. Để có thể tập trung và tiếp thu kiến thức tốt, bạn cần một cơ thể khỏe mạnh, được nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để có một sức khỏe tốt, bạn có thể tham khảo một số tips dưới đây:
- Duy trì giấc ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày để đảm bảo tập trung tốt hơn
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh bỏ bữa sáng
- Vận động thể chất ít nhất 30 phút/ngày để giảm căng thẳng học tập
- Quản lý stress, tránh áp lực học tập quá mức

Cấp 3 mở ra một giai đoạn học tập mới, một bước ngoặt trong hành trình học tập của học sinh. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin quan trọng giúp học sinh và cha mẹ biết lên cấp 3 cần chuẩn bị những gì để chuẩn bị từ sớm, sẵn sàng tận dụng tối đa cơ hội học tập và phát triển bản thân, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.
Nếu bạn đang chuẩn bị bước vào cấp 3 và muốn trải nghiệm một môi trường học tập chất lượng cao với cơ hội phát triển toàn diện, Phenikaa School là một lựa chọn tuyệt vời. Với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, phương pháp giáo dục chuẩn Hoa Kỳ cùng nhiều lợi ích vượt trội Phenikaa sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong học tập và sự nghiệp!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa