Theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các môn học bắt buộc ở cấp Tiểu học đã có sự thay đổi về số lượng, nội dung, phương pháp giảng dạy… để hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 5 điều cần biết về các môn học bắt buộc trong chương trình mới.
11 môn học bắt buộc ở cấp Tiểu học theo Chương trình giáo dục mới
Theo Chương trình tổng thể Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấp Tiểu học sẽ có 11 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc bao gồm:
- Tiếng Việt
- Toán
- Đạo đức
- Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5)
- Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3)
- Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5)
- Khoa học (ở lớp 4, lớp 5)
- Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5)
- Giáo dục thể chất
- Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)
- Hoạt động trải nghiệm

Thời lượng giáo dục các môn bắt buộc ở cấp Tiểu học
Thời lượng giáo dục các môn bắt buộc ở cấp Tiểu học được quy định như sau:
Môn học |
Số tiết/năm học |
||||
Lớp 1 |
Lớp 2 |
Lớp 3 |
Lớp 4 |
Lớp 5 |
|
Tiếng Việt |
420 |
350 |
245 |
245 |
245 |
Toán |
105 |
175 |
175 |
175 |
175 |
Đạo đức |
35 |
35 |
35 |
35 |
35 |
Ngoại ngữ 1 |
140 |
140 |
140 |
||
Tự nhiên và Xã hội |
70 |
70 |
70 |
||
Lịch sử và Địa lí |
70 |
70 |
|||
Khoa học |
70 |
70 |
|||
Tin học và Công nghệ |
70 |
70 |
70 |
||
Giáo dục thể chất |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Nghệ thuật |
70 |
70 |
70 |
70 |
70 |
Hoạt động trải nghiệm |
105 |
105 |
105 |
105 |
105 |

Điểm khác biệt giữa chương trình Tiểu học cũ và mới
Từ năm học 2020 – 2021, chương trình mới (chương trình Giáo dục phổ thông 2018) đã chính thức được áp dụng cho học sinh lớp 1, thay thế cho chương trình cũ (chương trình Giáo dục phổ thông 2006).
Lộ trình áp dụng với các lớp còn lại trong cấp Tiểu học được thực hiện như sau:
- Năm học 2021-2022: Lớp 2
- Năm học 2022-2023: Lớp 3
- Năm học 2023-2024: Lớp 4
- Năm học 2024-2025: Lớp 5
Dưới đây là một số điểm khác biệt nổi bật giữa chương trình mới và chương trình cũ:
Tiêu chí |
Chương trình GDPT 2006 |
Chương trình GDPT 2018 |
Môn học bắt buộc |
11 môn (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công, Kĩ thuật, Khoa học, Lịch sử và Địa lí) |
10 môn (Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật) |
Hoạt động giáo dục bắt buộc |
Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp |
Hoạt động trải nghiệm |
Môn học tự chọn |
Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc |
Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 |
Sách giáo khoa |
1 bộ |
3 bộ |
Phương pháp giáo dục |
Định hướng trang bị kiến thức, kĩ năng, tuy có đổi mới nhưng vẫn nặng về làm bài tập theo yêu cầu thi cử |
“Học qua làm”, chú trọng phát triển năng lực tự học để phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh |
Vai trò của giáo viên |
Dạy học, truyền tải kiến thức từ sách giáo khoa cho học sinh theo khung chương trình có sẵn |
Lên kế hoạch dạy học, mở rộng chương trình dạy học dựa theo sách giáo khoa, chuyển từ “người dạy” sang người “tổ chức, kiểm tra, định hướng” |
Vai trò của nhà trường |
Thực hiện chương trình GDPT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các bộ, ban, ngành liên quan |
Thực hiện chương trình GDPT theo quy định, có thêm quyền và trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục |
Vai trò của phụ huynh |
Phối hợp trong các nội dung giáo dục chung về đạo đức, hạnh kiểm |
Phối hợp tạo môi trường trường để học sinh có thể học tập và vận dụng kiến thức |
Yêu cầu đối với học sinh |
Học theo nội dung trong sách giáo khoa |
Học theo nội dung trong sách giáo khoa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua hoạt động trải nghiệm, yêu cầu tính tự học cao |
Theo nội dung của Chương trình tổng thể Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục cấp Tiểu học sẽ phục vụ mục đích sau: “Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.”

3 bộ Sách giáo khoa được sử dụng để dạy các môn học bắt buộc ở Tiểu học
Theo quy định của Bộ GD&ĐT Việt Nam, học sinh Tiểu học sẽ học sách giáo khoa thuộc 3 bộ sách sau:
- Chân trời sáng tạo: NXB Giáo dục Việt Nam
- Cánh Diều: NXB Đại học Sư phạm TP.HCM & NXB Đại học Sư phạm
- Kết nối tri thức với cuộc sống: NXB Giáo dục Việt Nam



Theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT về Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, với cấp Tiểu học, mỗi năm học Sở Giáo dục & Đào tạo của từng địa phương sẽ lựa chọn bộ SGK được sử dụng trong năm học đó. Mỗi môn học sẽ chọn 1 trong các quyển SGK được phê duyệt. Vì vậy, bộ SGK được sử dụng trong năm học có thể được kết hợp từ 3 bộ sách.
>>> Xem danh sách các bộ sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt trong bài viết Bật mí từ A – Z về chương trình lớp 1 mới của Bộ GD&ĐT
Trên đây là một số thông tin cần biết về các môn học bắt buộc ở cấp Tiểu học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Nếu có thêm thắc mắc về môn học, chương trình học, sách giáo khoa… quý phụ huynh có thể liên hệ đến Phenikaa School để được giải đáp nhanh nhất!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa