• TỔNG QUAN
    • Hệ thống Giáo dục Phenikaa
    • Tầm nhìn & Sứ mệnh
    • Cơ sở vật chất
    • Hội đồng sáng lập
    • Đội ngũ giáo viên
  • CHƯƠNG TRÌNH
    • Hệ song ngữ Mỹ
    • Hệ chất lượng cao
    • Giáo dục STEM
    • Giáo dục Thể chất Nghệ thuật
    • Giáo dục kỹ năng ICT
    • Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21
  • CUỘC SỐNG HỌC ĐƯỜNG
    • Bán trú
    • Xe đưa đón học sinh
    • Y tế & Tư vấn tâm lý
    • Tư vấn du học & hướng nghiệp
    • Câu lạc bộ
  • TUYỂN SINH
    • Quy trình tuyển sinh
    • Học phí & ưu đãi tài chính
    • Đăng ký tuyển sinh trực tuyến
    • School Brochure
    • School Tour
    • School Insights
  • HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG
    • Tin tức
    • Sự kiện
    • Tuyển dụng
    • Cẩm nang cha mẹ
  • LIÊN HỆ
  • ĐĂNG NHẬP
  • Menu
  • Skip to left header navigation
  • Skip to right header navigation
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Before Header

  • [email protected]
  • 086.992.7887
Đăng nhập

Phenikaa School

Hiện thực hóa ước mơ

  • Tổng quan
    • Hệ thống Giáo dục Phenikaa
    • Tầm nhìn & Sứ mệnh
    • Cơ sở vật chất
    • Hội đồng sáng lập
    • Đội ngũ giáo viên
      • Trường Tiểu học Phenikaa
      • Trường THCS PHENIKAA
      • Trường THPT PHENIKAA
  • Chương trình
    • Hệ Tiêu chuẩn
    • Hệ Song ngữ Mỹ
    • Hệ Chất lượng cao
    • Giáo dục STEM
    • Giáo dục Thể chất Nghệ thuật
    • Giáo dục kỹ năng ICT
    • Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21
  • Cuộc sống học đường
    • Bán trú
    • Xe đưa đón học sinh
    • Y tế & Tư vấn tâm lý
    • Tư vấn du học & hướng nghiệp
    • Câu lạc bộ
  • Tuyển sinh
    • Quy trình tuyển sinh
    • Học phí & ưu đãi tài chính
    • Đăng ký tuyển sinh trực tuyến
    • Phenikaa Brochure
    • School Tour
    • School Insights
  • HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG
    • Tin tức
    • Sự kiện
    • Tuyển dụng
    • Cẩm nang cha mẹ
  • Liên hệ
bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì
You are here: Home / Hoạt động nhà trường / Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì? Cẩm nang toàn diện cho cha mẹ

Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì? Cẩm nang toàn diện cho cha mẹ

Nhiều bố mẹ lần đầu có con đi học lớp 1 thường lo lắng “Liệu con đã sẵn sàng đi học? Con có thích nghi nhanh không? Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì…”.  Sẽ có rất nhiều thứ bố mẹ cần chuẩn bị để con nhanh hòa nhập với môi trường mới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Nội dung chính

Toggle
  • Chuẩn bị đồ dùng học tập
  • Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học
  • Chuẩn bị thói quen để thích ứng với môi trường học tập mới
  • Chuẩn bị kiến thức cơ bản về chữ viết và con số
  • Chuẩn bị kỹ năng tự lập 
  • Chuẩn bị kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp phù hợp
  • Chuẩn bị kỹ năng, tâm lý và thời gian để đồng hành cùng con

Chuẩn bị đồ dùng học tập

Dưới đây là danh sách đồ dùng cần thiết dành cho học sinh lớp 1:

  • Sách giáo khoa
  • Vở ô ly
  • Bút chì, tẩy, gọt bút chì
  • Bút mực, mực viết (theo quy định của trường)
  • Thước kẻ, eke
  • Hộp bút, bình nước, khăn tay
  • Các dụng cụ mỹ thuật: bút màu, bút sáp, giấy vẽ, keo dán
  • Balo đeo lực phù hợp với chiều cao, thể trạng của con

Lưu ý: Cha mẹ nên cho con được lựa chọn kiểu dáng, hình thức đồ dùng theo sở thích để tăng hứng thú đi học.

Đồ dùng cần thiết cho học sinh lớp 1
Đồ dùng cần thiết cho học sinh lớp 1

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học

Một trong những yếu tố quan trọng giúp trẻ chuyển tiếp suôn sẻ từ mẫu giáo lên Tiểu học chính là tâm lý sẵn sàng đi học. Giai đoạn này, trẻ có thể cảm thấy hồi hộp, thậm chí lo lắng vì môi trường học tập hoàn toàn mới. Việc phụ huynh đồng hành, chuẩn bị tâm thế tích cực là chìa khóa giúp con đón nhận giai đoạn mới một cách nhẹ nhàng.

Phụ huynh nên chủ động trò chuyện cùng con về việc sắp bước vào lớp 1:

  • Trường mới có gì thú vị? (Có nhiều bạn mới, có thư viện, sân chơi lớn, có thể tự chọn sách để đọc…)
  • Có gì khác với trường mẫu giáo? (Có bàn ghế riêng, có thầy cô giảng bài, có bảng viết…)
  • Con sẽ học được điều gì mới? (Biết đọc, biết viết, biết làm toán…)

Điều quan trọng là luôn truyền tải cảm xúc tích cực, tránh dọa nạt như “lên lớp 1 là phải nghiêm túc rồi đấy”, “không ngoan là cô giáo phạt đâu”… Những lời nói vô tình này có thể khiến trẻ hình thành tâm lý sợ đi học lớp 1.

Nếu có thể, hãy cùng con tham gia ngày hội tuyển sinh hoặc lớp học thử tại trường Tiểu học mà gia đình đã chọn. Việc tận mắt nhìn thấy ngôi trường, vào lớp học, gặp gỡ thầy cô, bạn bè… giúp con hình dung rõ ràng hơn và cảm thấy hứng thú với ngày tựu trường sắp tới.

>>> Khám phá ngày khóa Tiền tiểu học “Hành trang khám phá – Chắp cánh tương lai” tại Phenikaa School để giúp con làm quen với môi trường học tập mới, tạo lập sự tự tin, sẵn sàng cho những bước đầu tiên trên hành trình khám phá tri thức.

Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học

Chuẩn bị thói quen để thích ứng với môi trường học tập mới

Bước vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng – từ môi trường “học mà chơi” ở mẫu giáo, trẻ bắt đầu tiếp cận môi trường học tập có tính kỷ luật, có yêu cầu cao hơn về sự tập trung, tính tự giác và nề nếp.

Để giúp con thích nghi, bố mẹ có thể chuẩn bị dần các thói quen học đường, như:

  • Thiết lập thời gian biểu tại nhà gồm giờ ăn – ngủ – học – chơi ổn định mỗi ngày.
  • Rèn luyện khả năng ngồi học tập trung trong khoảng 20–30 phút mỗi lần.
  • Làm quen với việc hoàn thành nhiệm vụ như giao một vài “bài tập nhỏ” (vẽ tranh, tô màu…) có yêu cầu cụ thể.
  • Tạo không gian học tập riêng với bàn học gọn gàng, ánh sáng tốt, tránh bị phân tâm.
Nên rèn bé duy trì sự tập trung trong thời gian khoảng 30 phút để bé có thể thích ứng với thời gian biểu trên lớp
Nên rèn bé duy trì sự tập trung trong thời gian khoảng 30 phút để bé có thể thích ứng với thời gian biểu trên lớp

Chuẩn bị kiến thức cơ bản về chữ viết và con số

Theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số nội dung chương trình giáo dục Mầm non, trẻ mẫu giáo đã được học chữ và làm quen với toán học ở trường. Cụ thể:

  • Về năng lực toán học: Học về tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm trong phạm vi 10; so sánh, sắp xếp đối tượng theo quy tắc; đo độ dài, đo dung tích, có thể so sánh kết quả đo; nhận biết hình dạng cơ bản; xác định vị trí đồ vật, nhận biết hôm qua/hôm nay/ngày mai, gọi tên các thứ trong tuần. 
  • Về năng lực ngôn ngữ: Nhận dạng các chữ cái; sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình; xem và nghe đọc các loại sách khác nhau; làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt. 

Như vậy, phụ huynh khi ở nhà sẽ cần giúp con ôn tập lại các kiến thức đã học tại trường Mầm non bằng cách: 

  • Dạy con qua trò chơi, sách tranh, bảng chữ cái nam châm, ứng dụng học tập
  • Gắn chữ và số với tình huống đời sống thực tế (đếm bánh, đọc biển số, viết tên con lên vở…)
  • Tránh ép con học kiểu “luyện chữ trước”, điều này dễ khiến trẻ mệt mỏi và sợ học
Bé có thể tập đọc bảng chữ cái và tập viết trước khi lên lớp 1
Bé có thể tập đọc bảng chữ cái và tập viết trước khi lên lớp 1

Chuẩn bị kỹ năng tự lập 

Kỹ năng tự lập là một trong những hành trang quan trọng giúp trẻ tự tin và chủ động hơn khi bước vào môi trường Tiểu học – nơi con sẽ không còn sự hỗ trợ sát sao như ở bậc Mầm non.

Ở lớp 1, trẻ sẽ cần tự mình vào nhà vệ sinh, tự xử lý các vấn đề vệ sinh cá nhân mà không có cô giáo hỗ trợ từng bước như trước. Do đó cha mẹ cần:

  • Hướng dẫn con thói quen vệ sinh sạch sẽ, đúng cách.
  • Tập cho trẻ xả nước sau khi đi vệ sinh, rửa tay với xà phòng và biết báo cho cô giáo nếu gặp vấn đề (như vòi nước hỏng, giấy hết…).

Việc thành thạo kỹ năng này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác xấu hổ, tự ti hay gặp các sự cố không mong muốn tại trường.

Ngoài ra, trẻ cũng cần tự xử lý được các tình huống như thay quần áo sau giờ thể chất, mặc đồng phục, tự đi giày dép đúng cách… Điều này giúp trẻ tự chủ hơn trong sinh hoạt học đường và tăng cường tính trách nhiệm với bản thân.

Dạy bé tự rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ vì khi lên lớp 1 bé sẽ phải tự lập
Dạy bé tự rửa tay và vệ sinh cá nhân sạch sẽ vì khi lên lớp 1 bé sẽ phải tự lập

Chuẩn bị kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp phù hợp

Kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp không chỉ giúp trẻ tạo dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và thầy cô, mà còn là nền tảng để trẻ học tập hiệu quả, hòa nhập tốt trong môi trường học đường.

Để trẻ có kỹ năng tự nhận thức và giao tiếp phù hợp, phụ huynh cần giúp con: 

  • Nhận ra tên của chính mình: Nếu ở nhà trẻ được gọi bằng tên thân mật, cha mẹ cần tập cho trẻ làm quen với tên thật – vì tại trường, cô giáo và bạn bè sẽ gọi theo tên khai sinh. Điều này tránh gây nhầm lẫn hoặc bối rối cho trẻ trong những ngày đầu đi học.

     

  • Có khả năng ngồi yên và lắng nghe: Ở lớp 1, trẻ sẽ cần ngồi học trong thời gian nhất định (khoảng 35 phút) để lắng nghe cô giảng bài cũng như ghi nhớ và ghi chép thông tin.
  • Tôn trọng bạn bè: Trẻ cần biết chờ đến lượt, không chen lấn, không giành đồ chơi hay nói chuyện khi cô đang giảng.
  • Biết nói một câu đầy đủ: Nói câu hoàn chỉnh có đủ chủ ngữ, vị ngữ khi muốn lên tiếng cho một vấn đề nào đó.
  • Giao tiếp với thầy cô: Chào hỏi lễ phép, giao tiếp tự tin nhưng không ồn ào.
  • Hiểu và phản ứng với các giới hạn: Trẻ cần hiểu ý nghĩa của từ “Không”, “Dừng lại”, hay các cảnh báo như “Không được chạy trong lớp”, “Không được chạm vào ổ điện”… Việc hiểu và tuân thủ những giới hạn an toàn này giúp trẻ bảo vệ bản thân và người khác.
  • Biết cách đề nghị sự giúp đỡ: Khuyến khích con nói ra khó khăn là cách giúp con phát triển tư duy giải quyết vấn đề và hình thành sự chủ động trong giao tiếp.
  • Biết mở và thưởng thức một cuốn sách: Dạy con cách lật trang sách nhẹ nhàng, nhận biết nội dung qua tranh ảnh, lắng nghe câu chuyện là những kỹ năng đơn giản nhưng rất hữu ích để con hình thành tình yêu với sách vở, từ đó hỗ trợ quá trình học đọc sau này.
Kỹ năng giao tiếp ở lớp 1 là cần thiết để bé thích ứng nhanh với môi trường
Kỹ năng giao tiếp ở lớp 1 là cần thiết để bé thích ứng nhanh với môi trường

Chuẩn bị kỹ năng, tâm lý và thời gian để đồng hành cùng con

Không chỉ trẻ nhỏ, phụ huynh cũng cần chuẩn bị tâm lý và kỹ năng để đồng hành cùng con trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng này. Sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ sẽ là “bệ phóng tâm lý” giúp trẻ yên tâm và phát triển toàn diện.

Đầu tiên, hãy chuẩn bị thời gian lắng nghe con mỗi ngày vì lớp 1 là nơi trẻ tiếp xúc với nhiều người mới, trải nghiệm mới và có vô vàn cảm xúc cần được chia sẻ. Mỗi buổi tối, cha mẹ có thể:

  • Trò chuyện với con nhẹ nhàng, hỏi về một điều vui, một điều lạ, một điều con chưa hiểu…
  • Hỏi con các câu hỏi mở như: “Hôm nay con thấy điều gì thú vị nhất ở lớp?”,  “Có bạn nào mới chơi với con không?”, “Có điều gì con muốn hỏi cô mà chưa kịp hỏi không?”… 

Lắng nghe không chỉ giúp cha mẹ nắm bắt được những khó khăn ban đầu của con, mà còn gây dựng mối liên kết cảm xúc tích cực trong gia đình.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để: 

  • Trở thành tấm gương cho con: Trẻ nhỏ có xu hướng học theo hành vi người lớn. Do đó, nếu cha mẹ có thói quen đọc sách, đúng giờ, cư xử văn minh – con sẽ học theo một cách tự nhiên.
  • Học cách kiên nhẫn: Chấp nhận con sẽ sai, sẽ viết chậm, sẽ cần thời gian để làm quen.
  • Học cách động viên đúng mực: Tránh dùng phần thưởng vật chất để trao đổi việc học, thay vào đó là những lời khen cụ thể, chân thành.
  • Biết cách Khơi gợi đam mê ngoài sách giáo khoa: Quan sát và cùng con phát triển sở thích như vẽ tranh, chơi nhạc, trồng cây… – để con không bị bó hẹp trong khuôn khổ học tập thuần túy.

Việc học sẽ trở thành một hành trình vui vẻ nếu trẻ không bị đánh giá bằng điểm số, mà được đồng hành bằng sự tin tưởng.

Bố mẹ hãy sắp xếp thời gian để đồng hành cùng con trong năm học đầu cấp này
Bố mẹ hãy sắp xếp thời gian để đồng hành cùng con trong năm học đầu cấp này

Hy vọng qua bài viết trên đây, phụ huynh đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì?”. Chuẩn bị cho con vào lớp 1 không chỉ là trang bị kiến thức, mà còn là hành trình nuôi dưỡng tâm thế và kỹ năng sống nền tảng. Nếu có sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ, trẻ sẽ tự tin hơn khi bước vào môi trường học tập mới.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
  • Email: [email protected]
  • Website: phenikaa.edu.vn
  • Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa
Previous Post: « [06/04/2024] NGÀY HỘI TUYỂN SINH OPEN DAY TỪ LỚP 1-LỚP 11 PHENIKAA SCHOOL
Next Post: Tồn tại hệ THCS trong trường chuyên, ngân sách, giáo viên ở đâu ra? Thầy Ngô Huy Tâm - Chủ nhiệm Chương trình quốc tế, Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa»

Primary Sidebar

Footer

Địa chỉ Đường Tu Hoàng, Phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline (024) 33.54.55.66
Email [email protected]
Website https://phenikaa.edu.vn

Đường dẫn đến các trang

  • Hệ thống giáo dục Phenikaa
  • Cơ sở vật chất
  • Không gian sáng tạo Makerspace
  • Hội đồng sáng lập
  • Chương trình giáo dục
  • CLB & Hoạt động ngoại khóa
  • Thông tin tuyển sinh

Kết nối với nhà trường

  • Email
  • Facebook
  • Instagram
  • YouTube

Copyright © 2025 Phenikaa School · All Rights Reserved ·