Ngày 26/11 vừa qua, cô Nguyễn Thanh Hải – giáo viên Toán của trường THCS &THPT Phenikaa đã có tiết dạy bài “Hình có trục đối xứng” trong chuyên đề “Dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh”. Tiết dạy với sự tham gia của hơn 200 giáo viên Toán tại các trường của quận Nam Từ Liêm.
Cô Hải đưa ra 2 mục tiêu của bài học là: “Học sinh nhận biết được hình có trục đối xứng và xác định được trục đối xứng của một hình”.
Trong tiết học, các em được thay đổi trạng thái bằng cách tham gia đa dạng các hoạt động học tập:
Học sinh được tìm hiểu ý nghĩa của tính đối xứng trong thế giới tự nhiên, trong công nghệ chế tạo, hội họa và kiến trúc xây dựng,….
Đặc biệt hơn là các con được thực hành tạo ra các sản phẩm:
Tại Phenikaa School áp dụng mô hình CALLA (Cognitive Academic Language Learning Approach) tích hợp bộ môn tiếng Anh với các bộ môn chuyên ngành và học sinh được thụ đắc tiếng Anh qua từng tiết học.
Cô Thanh Hải có chia sẻ “hiểu được tâm lý của học sinh khi học online, ngồi lâu trước màn hình máy tính nên cô luôn tìm tòi thiết kế và sáng tạo các hoạt động học phù hợp với lớp, với từng cá nhân. Cô luôn hi vọng mỗi tiết học sẽ đưa đến những điều thú vị, mới mẻ, bổ ích và nuôi dưỡng tình yêu Toán học cho các bạn học sinh.
Sau khi dự giờ tiết dạy, cô Hồ Thị Huyền Trang – giáo viên Địa lý của trường chia sẻ cảm nhận của mình “Một tiết dạy sinh động, các tri thức toán học được gắn liền với đời sống nên trở nên gần gũi với học sinh. Giáo viên sử dụng linh hoạt, hiệu quả một số ứng dụng công nghệ thông tin khiến không khí lớp học sôi nổi. Đặc biệt, giáo viên khéo léo trong việc dạy học theo hướng tích hợp, thụ đắc tiếng anh… Giáo viên đã thực hiện thành công một giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả và sáng tạo”.
Kết thúc tiết dạy Ban Giám hiệu trường THCS &THPT Phenikaa nhấn mạnh “Với mục tiêu trở thành trường đạt chất lượng quốc tế, Trường Phổ thông Liên cấp Phenikaa xây dựng cơ sở vật chất và môi trường giáo dục hiện đại, chương trình giáo dục tích hợp giữa chương trình Việt Nam và chương trình giáo dục quốc tế Mỹ, đề cao giáo dục STEM không mang nặng tính lý thuyết, học thông qua thực hành, trải nghiệm và giải quyết các vấn đề thực tế, áp dụng phương pháp dạy học dựa vào khám phá, học theo chủ đề, cá nhân hóa việc học tập, giúp các em nuôi dưỡng óc tò mò, sáng tạo, phát triển tư duy khoa học, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, và học tập chủ động”.
Chúc mừng cô Nguyễn Thanh Hải và Phòng giáo dục quận Nam Từ Liêm đã tổ chức một tiết dạy đổi mới và sáng tạo.