• TỔNG QUAN
    • Hệ thống Giáo dục Phenikaa
    • Tầm nhìn & Sứ mệnh
    • Cơ sở vật chất
    • Hội đồng sáng lập
    • Đội ngũ giáo viên
  • CHƯƠNG TRÌNH
    • Hệ song ngữ Mỹ
    • Hệ chất lượng cao
    • Giáo dục STEM
    • Giáo dục Thể chất Nghệ thuật
    • Giáo dục kỹ năng ICT
    • Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21
  • CUỘC SỐNG HỌC ĐƯỜNG
    • Bán trú
    • Xe đưa đón học sinh
    • Y tế & Tư vấn tâm lý
    • Tư vấn du học & hướng nghiệp
    • Câu lạc bộ
  • TUYỂN SINH
    • Quy trình tuyển sinh
    • Học phí & ưu đãi tài chính
    • Đăng ký tuyển sinh trực tuyến
    • School Brochure
    • School Tour
    • School Insights
  • HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG
    • Tin tức
    • Sự kiện
    • Tuyển dụng
    • Cẩm nang cha mẹ
  • LIÊN HỆ
  • ĐĂNG NHẬP
  • Menu
  • Skip to left header navigation
  • Skip to right header navigation
  • Skip to content
  • Skip to primary sidebar
  • Skip to footer

Before Header

  • [email protected]
  • 086.992.7887
Đăng nhập

Phenikaa School

Hiện thực hóa ước mơ

  • Tổng quan
    • Hệ thống Giáo dục Phenikaa
    • Tầm nhìn & Sứ mệnh
    • Cơ sở vật chất
    • Hội đồng sáng lập
    • Đội ngũ giáo viên
      • Trường Tiểu học Phenikaa
      • Trường THCS PHENIKAA
      • Trường THPT PHENIKAA
  • Chương trình
    • Hệ Tiêu chuẩn
    • Hệ Song ngữ Mỹ
    • Hệ Chất lượng cao
    • Giáo dục STEM
    • Giáo dục Thể chất Nghệ thuật
    • Giáo dục kỹ năng ICT
    • Giáo dục kỹ năng thế kỷ 21
  • Cuộc sống học đường
    • Bán trú
    • Xe đưa đón học sinh
    • Y tế & Tư vấn tâm lý
    • Tư vấn du học & hướng nghiệp
    • Câu lạc bộ
  • Tuyển sinh
    • Quy trình tuyển sinh
    • Học phí & ưu đãi tài chính
    • Đăng ký tuyển sinh trực tuyến
    • Phenikaa Brochure
    • School Tour
    • School Insights
  • HOẠT ĐỘNG NHÀ TRƯỜNG
    • Tin tức
    • Sự kiện
    • Tuyển dụng
    • Cẩm nang cha mẹ
  • Liên hệ
Học sinh Phenikaa School trong giờ Vật lí.
You are here: Home / Tin tức / Đề bài thi tự chọn đánh giá đúng năng lực thí sinh

Đề bài thi tự chọn đánh giá đúng năng lực thí sinh

Sáng 27/6, thí sinh cả nước bước vào bài thi tự chọn Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Dưới đây là nhận xét của giáo viên cả nước về bài thi này.

👉 Xem thêm:

  • Cùng nghe Phenikers flex nhẹ về ngôi trường cấp 3 trong mơ
  • Tiểu học: Chọn trường đúng, con hạnh phúc

Thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ dự thi bài thi tự chọn. Hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học ở THPT, gồm: Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).

Thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 sẽ dự thi bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.

Thời gian bắt đầu tính giờ làm bài: 7 giờ 35 phút.

Đề Địa lí đòi hỏi khả năng tư duy, liên kết kiến thức

Cô Phạm Thị Ngọc Lan – Giáo viên Địa lí Trường THCS&THPT Phenikaa nhận định: Đề thi Địa lí có cấu trúc đề thi trùng khớp với đề tham khảo Bộ GD&ĐT công bố. Đề gồm 3 phần, tổng cộng 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi thực hiện trong thời gian 50 phút.

Phần I: 18 câu trắc nghiệm chọn một đáp án (4 lựa chọn), mỗi câu 0,25 điểm – chủ yếu nằm ở mức nhận biết và thông hiểu.

Phần II: 4 câu trắc nghiệm đúng/sai, mỗi câu có 4 ý, điểm cộng từ 0,1 – tối đa 1 điểm/ câu, từ nhận biết đến vận dụng. 4 câu hỏi trắc nghiệm thuộc 4 chủ đề kiến thức khác nhau, trong đó có 01 câu đánh giá về kĩ năng nhận xét biểu đồ.

Phần III: 6 câu trả lời ngắn, mỗi câu 0,25 điểm – tập trung kĩ năng tính toán, xử lý số liệu, mức độ kiến thức thông hiểu và vận dụng để phân hóa.

Cô Phạm Thị Ngọc Lan - Giáo viên Địa lí Trường THCS&THPT Phenikaa
Cô Phạm Thị Ngọc Lan – Giáo viên Địa lí Trường THCS&THPT Phenikaa

Cấp độ tư duy: Đề thi khoảng 70% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu (chiếm khoảng 7/10 điểm). Đây là các câu hỏi chủ yếu yêu cầu học sinh nhớ và hiểu các kiến thức cơ bản trong chương trình học. 30% câu hỏi còn lại tập trung vào các mức độ vận dụng và vận dụng cao, yêu cầu học sinh phân tích, chứng minh và đánh giá các vấn đề địa lý. Điều này cho thấy đề thi không chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ mà còn đòi hỏi khả năng tư duy, liên kết kiến thức và áp dụng các năng lực Địa lí.

Phạm vi kiến thức: Đề thi bao quát kiến thức trong chương trình Địa lí 12, phần kiến thức chiếm 72,5%. Các câu hỏi yêu cầu kỹ năng địa lí – xử lý số liệu, nhận xét biểu đồ chiếm 27,5%. Đề thi không có phần kiến thức chuyên đề học tập.

Tăng tính thực tiễn: Đề cập nhật số liệu mới, đưa ra các dữ kiện lấy từ thực tiễn, thể hiện rất rõ tinh thần chương trình mới chú trọng phát triển năng lực vận dụng kiến thức và tư duy giải quyết vấn đề – điều mà xã hội hiện đại rất cần.

Kết luận: Đề năm nay vừa sức với học sinh, nội dung phân hoá thể hiện chủ yếu trong 2 phần đúng/sai, trả lời ngắn. Phổ điểm môn Địa lí năm nay nhiều khả năng cao. Đa số học sinh có thể đạt từ 6,75 đến 7,5 điểm. Tuy nhiên để lấy điểm 9, 10 phải là học sinh giỏi, có tư duy logic và ôn luyện kỹ càng.


Đề thi hướng tới sự thay đổi tư duy dạy – học tiếng Anh

Thầy Đồng Quang Thuận, nhóm trưởng chuyên môn tổ Tiếng Anh, Trường THCS-THPT Phenikaa (Hà Nội) nhận định: Đề thi chính thức môn Tiếng Anh trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Cấu trúc và nội dung đề bám sát ma trận đề tham khảo do Bộ GD&ĐT công bố với kiến thức ngữ pháp – từ vựng cốt lõi; kỹ năng đọc hiểu chuyên sâu; khả năng tư duy suy luận, paraphrasing, logic văn bản

Đề thi có tính phân hóa cao, giúp xét tốt nghiệp và đồng thời phân loại thí sinh để tuyển sinh đại học.

So sánh với ma trận đề tham khảo năm 2025:

Phân tích Đề minh họa Đề chính thức
Tổng số câu 40 40
Câu nhận biết (NB) 9 9
Câu thông hiểu (TH) 15 15
Câu vận dụng (VD, VDC) 16 16
Các dạng bài 6 dạng chính (điền từ, sắp xếp, đọc hiểu…) Giữ nguyên đầy đủ
Từ vựng học thuật Có, nhưng không dày đặc Rõ rệt hơn, dùng nhiều từ chuyên ngành (e.g. curb, accelerate, decarbonisation, greenwashing)
Tình huống thực tiễn Có (leaflet, tờ rơi…) Đậm nét hơn, từ triển lãm, du lịch đến bài tập sống năng động

Phân loại mức độ câu hỏi (theo mã đề 1105):

STT Câu Dạng bài / Nội dung chính Mức độ
1–6 Đọc điền ngữ pháp/từ vựng Nhận biết (NB)
7–14 Đọc hiểu bài 1 – Công nghệ nông nghiệp Thông hiểu (TH): 7,8,10,12,13,14
Vận dụng (VD): 9,11
15–19 Sắp xếp đoạn văn Thông hiểu: 15,16,17
Vận dụng: 18,19
20–29 Đọc hiểu bài 2 (Greenwashing) & bài 3 (Du lịch) Thông hiểu: 20,22,24,26
Vận dụng: 21,23,25,27,28,29
30–34 Đọc điền khuyết ngữ cảnh Thông hiểu: 30,31,32
Vận dụng: 33,34
35–40 Đọc điền thông tin kỹ năng sống Nhận biết: 35,36,37
Thông hiểu: 38,39
Vận dụng: 40

Kết luận: Đề chính thức bám sát ma trận minh họa, nhưng có xu hướng tăng chiều sâu và mức độ học thuật, đặc biệt ở phần đọc hiểu.

Thầy Đồng Quang Thuận, nhóm trưởng chuyên môn tổ Tiếng Anh, Trường THCS-THPT Phenikaa
Thầy Đồng Quang Thuận, nhóm trưởng chuyên môn tổ Tiếng Anh, Trường THCS-THPT Phenikaa

Về phạm vi kiến thức, phần ngữ pháp và từ vựng có số lượng câu chiếm khoảng 10/40, tập trung vào các phần: Đọc điền từ trong đoạn văn; đọc điền thông tin; chủ điểm ngữ pháp trọng tâm; từ loại (danh từ – động từ – tính từ – trạng từ); mệnh đề quan hệ; cụm động từ cố định, giới từ đi kèm.

Về từ vựng: Sử dụng khá phong phú và chọn lọc các từ vựng bậc cao (accelerate, collective, values). Các bài đọc chính sử dụng từ học thuật chuyên ngành như: Công nghệ nông nghiệp: curb, accelerate, viability; môi trường: greenwashing, net-zero, de-carbonisation, emission cuts; du lịch: risk aversion, reliability, face-to-face contact.

Nhận xét: Từ vựng trải đều từ mức thông dụng đến học thuật, mang tính ứng dụng thực tiễn cao và có chiều sâu tư duy. Mức độ đề thi đòi hỏi học sinh cần hiểu và sử dụng linh hoạt không chỉ từ vựng cơ bản mà còn là từ vựng các chuyên ngành thông dụng trong đời sống xã hội.

Phần sắp xếp câu: Kiểm tra logic hội thoại, trật tự diễn đạt; gồm tình huống trong đời sống, thư từ, đoạn văn nghị luận; mức độ thông hiểu – vận dụng, đòi hỏi tư duy logic.

Phần đọc hiểu có chủ đề đa dạng: Công nghệ nông nghiệp; greenwashing và môi trường; tâm lý học du lịch. Các câu hỏi phong phú: ý chính, chi tiết, từ vựng, paraphrase, inference, TRUE/FALSE; độ khó tăng ở bài đọc về chủ đề “Greenwashing” (với từ vựng học thuật và yêu cầu suy luận cao).

Phần đọc điền khuyết có tính học thuật cao và xuất hiện các từ chuyên ngành tâm lý du lịch; đánh giá năng lực đọc đoạn văn học thuật; yêu cầu khả năng phán đoán ngữ nghĩa; đo lường khả năng hiểu logic diễn đạt – liên kết ý

Nhận xét: Phần đọc hiểu có chiều sâu, thực tế, kết hợp giữa kỹ năng ngôn ngữ và năng lực tư duy. Học sinh cần nắm vững phương pháp đọc học thuật và phân tích văn bản.

Tóm lại: Đề thi Tiếng Anh cho thấy một bước đi thận trọng nhưng vững chắc trong việc hiện thực hóa mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018: chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

Điều này được thể hiện qua: Tăng cường các dạng bài kiểm tra kỹ năng thực tiễn: đọc hiểu học thuật, đọc hiểu thông tin, tư duy suy luận logic; giảm tỷ trọng kiểm tra ngữ pháp máy móc, tăng cường năng lực vận dụng kiến thức trong bối cảnh; khai thác chủ đề gần gũi với thực tế cuộc sống và các vấn đề toàn cầu: du lịch, môi trường, tiêu dùng, truyền thông…

Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ: Chuyển đổi số trong giáo dục, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển ngôn ngữ cho thế hệ công dân toàn cầu; đề thi năm nay đã thể hiện sự tiệm cận với tiêu chuẩn đánh giá ngôn ngữ quốc tế, cụ thể:

Dạng bài đọc mang đặc điểm của IELTS: chọn paraphrase, xác định thông tin theo đoạn, chèn câu vào văn bản; yêu cầu học sinh có khả năng tư duy phản biện, diễn giải, suy luận từ ngữ cảnh và ứng dụng tiếng Anh như một công cụ học thuật

Đề thi hướng tới sự thay đổi tư duy dạy – học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông: Hình thành kỹ năng ngôn ngữ thực sự: đọc – hiểu – suy luận – vận dụng.


Đề Tin học hay, đáp ứng yêu cầu chương trình mới

Cô Vũ Thị Xuyến, giáo viên Trường THCS& THPT Phenikaa (Hà Nội) nhận định: Mặc dù là năm đầu tiên môn Tin học là một môn lựa chọn thi tốt nghiệp THPT, nhưng đề thi khá hay và đáp ứng các yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Theo mã đề 0532, phần I – Trắc nghiệm khách quan (từ câu 1 đến 24) bao phủ tương đối toàn diện các chủ đề cơ bản trong chương trình Tin học phổ thông như: trí tuệ nhân tạo, ngôn ngữ HTML – CSS, mạng máy tính, bảo mật, văn hóa số, xử lý bảng tính và các ứng dụng thực tiễn. Đề thi có độ phân hóa tốt, trong đó các câu hỏi ở mức độ nhận biết như câu 1, 2, 6, 10, 16, 19, 20, 24. Các câu hỏi ở mức độ thông hiểu như: 3, 5, 9, 11, 15, 18, 21, 22. Các câu còn lại ở mức độ vận dụng.

Ở phần II, phần câu hỏi chung (câu 1–2) yêu cầu thí sinh lựa chọn phát biểu đúng nhất trong số 4 phương án được nêu. Đây là hai câu hỏi có liên quan đến các kỹ năng cốt lõi:

Câu 1 đặt học sinh vào bối cảnh ứng dụng công nghệ mạng không dây trong mô hình công ty – đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất mạng LAN, Wi-Fi, Switch, Modem, Access Point – và chọn được giải pháp tối ưu.

Câu 2 yêu cầu học sinh hiểu cách tổ chức, liên kết, và truy vấn dữ liệu từ ba bảng CSDL – phản ánh năng lực thiết kế hệ quản trị dữ liệu quan hệ trong bối cảnh thực tế. Đây là hai câu hỏi ở mức độ vận dụng cao, góp phần phân hóa thí sinh rõ rệt, đồng thời đánh giá khả năng tổng hợp và tư duy hệ thống – đặc biệt ở học sinh có định hướng CNTT chuyên sâu. Phần riêng: lựa chọn giữa Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng

Phần A – Khoa học máy tính:

Câu 3 là một tình huống thời sự gắn với ứng dụng AI trong xã hội hiện đại: chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng FOMO. Đề yêu cầu học sinh phân biệt khái niệm học có giám sát, xử lý dữ liệu, ý nghĩa của nhãn dữ liệu – từ đó đánh giá đúng/sai từng nhận định. Đây là câu hỏi có tính phân loại rất cao, đòi hỏi thí sinh không chỉ nhớ kiến thức mà còn phải hiểu bản chất và biết vận dụng linh hoạt.

Câu 4 là một bài toán lập trình điển hình – yêu cầu học sinh nhận ra thuật toán sắp xếp chèn (Insertion Sort), mô phỏng bước lặp và phân tích kết quả trả về. Đây là câu hỏi đánh giá cùng lúc kiến thức về giải thuật, khả năng theo dõi vòng lặp và thao tác mảng, rất sát với năng lực cần thiết cho học sinh định hướng CNTT chuyên sâu.

Phần B – Tin học ứng dụng:

Câu 5 khai thác bối cảnh ứng dụng tin học để xây dựng website CLB trong nhà trường – một tình huống thực tiễn, gần gũi. Các lựa chọn đưa ra yêu cầu thí sinh hiểu bản chất quản lý nội dung, giao diện người dùng, và tương tác dữ liệu đa phương tiện.

Câu 6 tiếp tục với tình huống quản lý dữ liệu đầu tư – sử dụng ba bảng CSDL quan hệ (KHUVC, DIAPHUONG, DAUTU). Câu hỏi yêu cầu học sinh nhận diện đúng mối liên kết giữa các bảng và phân tích câu truy vấn SQL phức hợp – đòi hỏi kiến thức vững chắc và khả năng tổng hợp.


Đề thi Vật lí đánh giá sát các năng lực đặc thù bộ môn

Cô Nguyễn Thị Thắm Hồng, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Khoa học tự nhiên, Phenikaa School nhận định: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm 2025 được đánh giá là phù hợp với năng lực của học sinh, thể hiện rõ tinh thần của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thông qua việc đánh giá sát các năng lực đặc thù của môn Vật lí, bao gồm: năng lực nhận thức kiến thức Vật lí; năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc nhìn Vật lí; và năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

Cấu trúc đề thi gồm 28 câu với tổng cộng 40 yêu cầu (lệnh hỏi), được hoàn thành trong thời gian 50 phút và chia thành 3 phần:

Trắc nghiệm chọn đáp án đúng: 18 câu, mỗi câu có 4 phương án, thí sinh chọn một phương án đúng, mỗi câu được 0,25 điểm.

Trắc nghiệm Đúng/Sai: 4 câu, mỗi câu có 4 ý nhỏ (tổng cộng 16 ý). Thang điểm chi tiết: đúng 1 ý được 0,1 điểm; đúng 2 ý: 0,25 điểm; đúng 3 ý: 0,5 điểm; đúng cả 4 ý: 1 điểm.

Trắc nghiệm trả lời ngắn: 6 câu, thí sinh điền trực tiếp kết quả – đòi hỏi tư duy logic và khả năng tính toán độc lập.

Đề thi bám sát cấu trúc và định hướng của đề minh họa, với khoảng 70% số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu. Phạm vi kiến thức tập trung hoàn toàn vào chương trình Vật lí lớp 12, không bao gồm nội dung đánh đố hay các dạng bài lạ so với đề minh họa. Nhìn chung, đề thi có phần “nhẹ nhàng” hơn đề minh họa, với câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và phù hợp với mặt bằng học sinh cả nước.

Học sinh Phenikaa School trong giờ Vật lí.
Học sinh Phenikaa School trong giờ Vật lí.

So với các năm trước, đề thi năm 2025 có sự điều chỉnh tích cực về mức độ và dạng thức câu hỏi. Câu hỏi tính toán ở mức độ vận dụng cao không còn chiếm tỷ lệ lớn như trước; thay vào đó là các câu hỏi mang tính thực tiễn, các tình huống thí nghiệm giả định theo đúng định hướng của chương trình mới. Đặc biệt, phần Đúng/Sai tập trung chủ yếu vào lí thuyết và định tính, không nặng về tính toán, phù hợp với thời lượng 50 phút.

Đề thi cũng thể hiện rõ sự phân hóa, đặc biệt ở phần Đúng/Sai và phần trả lời ngắn. Đây là những dạng bài không còn “chọn mẹo” như trắc nghiệm đơn thuần, đòi hỏi thí sinh phải thực sự nắm vững kiến thức để đạt điểm cao. Nếu không đọc kỹ hoặc hiểu chưa chắc, học sinh dễ mất điểm ở những phần này. Tuy nhiên, nếu được ôn luyện đúng hướng và có tư duy chắc chắn, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa.

Phổ điểm môn Vật lí năm 2025 được dự báo sẽ cao hơn so với các năm trước, nhờ cấu trúc đề thi hợp lí và không gây áp lực quá lớn về mặt tính toán. Tuy nhiên, để đạt kết quả tốt, học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản, cẩn trọng trong quá trình làm bài và tuyệt đối không chủ quan với phần Đúng/Sai hay phần trả lời ngắn – nơi mà việc “khoanh bừa” gần như không còn phát huy tác dụng.


Đề Giáo dục kinh tế và Pháp luật khoa học, tính thực tiễn cao, phân hóa tốt

Cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên Trường THCS-THPT Phenikaa nhận định: Đề thi Giáo dục Kinh tế và Pháp luật có cấu trúc đề thi rõ ràng, phân bổ hợp lý. Đề có 28 câu trắc nghiệm khách quan, chia làm 2 phần. Phần I (câu 1-24): Kiến thức nền tảng và vận dụng cơ bản (mỗi câu 0,25 điểm). Phần II (câu 1-4 tiếp theo): Tình huống thực tế – vận dụng cao, kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện.

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề), phù hợp với số lượng câu hỏi và yêu cầu đánh giá năng lực.

Nội dung kiến thức trong đề bao phủ toàn diện hai mảng nội dung lớn: Giáo dục Kinh tế (thị trường, bảo hiểm, tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế, khởi nghiệp…); Giáo dục Pháp luật (quyền và nghĩa vụ công dân, pháp luật kinh doanh, Hiến pháp, xử lý vi phạm…).

Câu hỏi gắn liền với thực tiễn đời sống (ví dụ: Bảo hiểm xã hội, lạm phát, tranh chấp thương mại, bảo vệ môi trường, quyền bình đẳng sau ly hôn…).

Cô Nguyễn Thị Thu và học trò trong giờ học.
Cô Nguyễn Thị Thu và học trò trong giờ học.

Mức độ đề thi có tính phân hóa tốt, cụ thể:

Nhận biết – Thông hiểu: Chiếm 60% các câu về khái niệm cơ bản, vai trò của tổ chức, phân loại bảo hiệm, quyền công dân.

Vận dụng: Chiếm 25% câu hỏi yêu cầu áp dụng kiến thức để lý giải hậu quả, chọn chính sách phù hợp…

Vận dụng cao: Chiếm15% ở phần 2: tình huống thực tế, đọc hiểu, nhận định đúng – sai, kỹ năng tư duy luật – kinh tế – đạo đức.

Đề cũng tích hợp liên môn và kỹ năng sống. Theo đó, một số câu tích hợp giữa kinh tế và pháp luật, ví dụ: hội nhập kinh tế gắn với Luật Biển Việt Nam, cạnh tranh bình đẳng trong WTO… Tăng cường kỹ năng phân tích – phản biện – xử lý tình huống thông qua phần đọc hiểu (phần II). Rèn luyện tư duy công dân số – sống có trách nhiệm, qua các câu về thuế, môi trường, sản xuất an toàn, bình đẳng giới…

Kết luận: Đề thi Giáo dục Kinh tế và Pháp luật được thiết kế khoa học, sát chương trình, có tính thực tiễn cao và phân hóa tốt. Đề không chỉ đánh giá kiến thức sách giáo khoa mà còn hướng đến năng lực tư duy công dân, hiểu biết pháp luật, ý thức trách nhiệm xã hội, rất phù hợp với định hướng giáo dục phát triển phẩm chất – năng lực theo Chương trình GDPT 2018.


Đề Hóa học không còn các câu hỏi định lượng phi thực tế

Thầy Cù Văn Thái, giáo viên Trường THCS-THPT Phenikaa nhận định: Đề thi Hóa học năm nay gồm 28 câu trắc nghiệm, thiết kế theo 3 phần chính với tổng cộng 40 ý hỏi.

Phần I: 18 câu trắc nghiệm chọn một đáp án (4 lựa chọn), mỗi câu 0,25 điểm – chủ yếu nằm ở mức nhận biết & thông hiểu.

Phần II: 4 câu trắc nghiệm đúng/sai, mỗi câu có 4 ý, điểm cộng dần (tối đa 1 điểm/câu) – mức độ tăng dần, từ nhận biết đến vận dụng.

Phần III: 6 câu trả lời ngắn, mỗi câu 0,5 điểm – tập trung vào phần vận dụng để phân hóa.

Cấu trúc giống đề tham khảo của Bộ GD&ĐT năm 2024, giữ nguyên mạch đánh giá theo định hướng chương trình GDPT 2018.

Mức độ dễ (4-5 điểm): Phần I là phần “gỡ điểm”, giúp học sinh có học lực trung bình, nắm vững kiến thức sách giáo khoa có thể dễ dàng hoàn thành và đạt điểm số an toàn để xét tốt nghiệp.

Thầy Cù Văn Thái và học trò trong giờ học.
Thầy Cù Văn Thái và học trò trong giờ học.

Mức độ phân hóa: Độ khó của đề tăng dần và được thể hiện rõ nét ở Phần II và đặc biệt là Phần III.

Phần II đòi hỏi học sinh phải có sự am hiểu sâu sắc về bản chất hóa học của các hiện tượng, quy trình thí nghiệm, thay vì chỉ học thuộc lý thuyết.

Phần III là phần thử thách nhất, tập trung các dạng bài toán tính toán quen thuộc trong các đề thi học sinh giỏi (như bài toán về peptide, đốt cháy khí LPG, luyện gang thép, bài toán về oleum). Phần này có vai trò quyết định trong việc sàng lọc và phân loại những học sinh có năng lực vượt trội.

Đề phù hợp mục tiêu kép: vừa đảm bảo phổ điểm tốt nghiệp, vừa đủ thách thức để tuyển sinh Đại học.

Phổ điểm dự kiến: Học sinh trung bình: 5,0 – 6,0 điểm; học sinh khá: 6,0 – 7,5 điểm; học sinh giỏi: 7,5 – 8,5 điểm; học sinhxuất sắc: 9,0 – 10 điểm (đòi hỏi tư duy chắc, kỹ năng làm bài tốt, hạn chế sai sót nhỏ).

Một số điểm nổi bật: Câu lý thuyết ứng dụng thực tiễn rõ nét (Câu 17, 18, 1–2 phần II); câu hỏi thí nghiệm, thực tế xuất hiện với tần suất phù hợp; không còn các câu hỏi định lượng phi thực tế; phần đúng/sai có cách tính điểm chi tiết, không khuyến khích khoanh bừa.


Đề Sinh học không khó đạt được điểm tối đa

Cô Trần Thu Hoài, giáo viên Trường THCS& THPT Phenikaa (Hà Nội) nhận định: Đề thi môn Sinh học chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, học sinh không khó để đạt được điểm tối đa

Đề thi bám sát cấu trúc nội dung như đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố; phù hợp với mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa tốt để xét tuyển đại học. Đặc biệt, đề đã có những đổi mới theo chương trình GDPT 2018, chú trọng đánh giá năng lực, giảm yếu tố tính toán, tăng bản chất sinh. Với đề thi này, thí sinh cần kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh, bảng biểu và sơ đồ.

Đề có 31/40 câu (ý hỏi) trong chương trình lớp 12 chiếm 80%, câu/ý hỏi trong chương trình lớp 10, 11 có 09 câu (ý hỏi) chiếm tỉ lệ 30%. Các câu hỏi trong chương trình lớp 10, 11 chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu.

Kiến thức lớp 12 chiếm phần lớn nội dung đề thi, các câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức với học sinh. Đề có 1 câu hỏi tính toán ở mức độ vận dụng cao trong phần câu hỏi đúng/sai. Số câu hỏi vận dụng và vận dụng cao không nhiều. Tuy nhiên học sinh dễ mất điểm ở phần câu hỏi đúng/sai. Nếu học sinh nắm chắc kiến thức sẽ không khó để đạt được điểm tối đa.

Về độ khó của đề thi, 65% câu hỏi ở mức nhận biết và thông hiểu, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp. Chỉ có 30% câu hỏi dùng để phân hóa; trong đó khoảng 15% câu hỏi là vận dụng cao.

Có 7 câu (ý hỏi) thuộc chương trình lớp 11 nằm trong chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, đa số câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, 1 câu hỏi phần đúng sai khiến học sinh gặp chút khó khăn nếu không hiểu rõ bản chất. Có 2 câu hỏi trong chương trình lớp 10 nằm trong phần phân bào. Có 78% số câu hỏi nằm trong chương trình lớp 12, phân bố gồm 17 câu cơ chế di truyền và biến dị, 5 câu quy luật di truyền Đề có 2 câu di truyền người, 3 câu di truyền học ứng dụng, 2 câu di truyền quần thể, 3 câu tiến hóa và 12 câu sinh thái.

Nhìn chung, với mức độ đề như năm nay, các thí sinh hoàn toàn yên tâm với mục tiêu xét điểm tốt nghiệp. Chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa thí sinh có thể đạt được điểm 5 – 6 một cách dễ dàng. Để đạt được mức 7-8 đòi hỏi thí sinh phải hiểu môn sinh thật cẩn thận, để đạt 9-10 thì tương đối khó vì đề dài và thí sinh phải thực sự có kĩ năng xử lí nhanh. Do vậy, đỉnh của phổ điểm có thể ở giá trị 5,5-7,0 điểm. Đề không quá khó nhưng khá dài, các học sinh giỏi và có kỹ năng tốt có thể đạt điểm 10.


Đề Lịch sử ‘có hồn’, khuyến khích hiểu sâu – nhớ lâu – tư duy độc lập

TS.Phạm Văn Giềng, giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa (Hà Nội) nhận định: Đề thi lịch sử bao phủ toàn diện chương trình, phổ điểm sẽ tăng mạnh với mức trung bình 7-8 điểm.

Đề thi bám theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, trọng tâm vẫn là Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945–2000, đặc biệt là kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và công cuộc Đổi mới. Ngoài ra, đề cũng mở rộng sang phần Lịch sử thế giới hiện đại (Chiến tranh lạnh, sự ra đời của ASEAN, trật tự Ianta…) và một số câu hỏi liên hệ kiến thức lớp 10, lớp 11, thể hiện tính liên thông chương trình.

Cấu trúc đề thi rõ ràng, có sự phân hoá khi số câu hỏi yêu cầu khả năng nhận biết, thông hiểu khoảng 70%. Một số câu có thể sử dụng kiến thức địa lý, kinh tế để chọn lựa phương án đúng. 30% còn lại yêu cầu khả năng vận dụng, vận dụng cao như như: “quan hệ giữa đấu tranh ngoại giao với quân sự, giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, hoặc “Vai trò của cải cách kinh tế trong Đổi mới” là những ví dụ tiêu biểu đòi hỏi tư duy phân tích.

Một điểm đáng chú ý của đề thi năm nay là việc sử dụng tư liệu trích dẫn từ các văn bản chính thống, đòi hỏi học sinh đọc – hiểu – suy luận để trả lời. Các đoạn trích dẫn trong phần I, II đều được lựa chọn kỹ, vừa mang tính học thuật vừa gần gũi với nội dung SGK, giúp kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức lịch sử vào ngữ cảnh thực tiễn. Không còn chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc, đề thi khuyến khích học sinh hiểu bản chất, nhận diện quan điểm lịch sử, phân tích nguyên nhân – kết quả – ý nghĩa của sự kiện.

Với cấu trúc như trên, phổ điểm năm nay được dự đoán tập trung nhiều ở ngưỡng 7–8 điểm phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, số điểm tuyệt đối sẽ không nhiều, vì để đạt điểm 9–10, thí sinh cần vừa nắm chắc kiến thức vừa có khả năng đọc hiểu tốt tư liệu.

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử năm 2025 có tính phân loại, gắn chặt với thực tiễn và xu hướng dạy – học hiện nay. Đây là một đề thi “có hồn”, khuyến khích người học hiểu sâu – nhớ lâu – tư duy độc lập thay vì học thuộc lòng.

Theo Báo Giáo dục và Thời đại


Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
  • Email: [email protected] 
  • Website: https://phenikaa.edu.vn 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa 
Previous Post: «Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Đề thi môn Toán có tính phân loại rõ, giảm sự may rủi

Primary Sidebar

Footer

Địa chỉ Đường Tu Hoàng, Phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline (024) 71.00.57.89
Email [email protected]
Website https://phenikaa.edu.vn

Đường dẫn đến các trang

  • Hệ thống giáo dục Phenikaa
  • Cơ sở vật chất
  • Không gian sáng tạo Makerspace
  • Hội đồng sáng lập
  • Chương trình giáo dục
  • CLB & Hoạt động ngoại khóa
  • Thông tin tuyển sinh

Copyright © 2025 Phenikaa School · All Rights Reserved ·