Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh truyền nhiễm, thường lây lan rất nhanh. Hiện dịch đang bùng phát ở nhiều địa phương trong đó có Tp.Hà Nội với số ca biến chứng nặng có xu hướng tăng cao. Hãy cùng Phenikaa School tìm hiểu những triệu chứng của đau mắt đỏ và các biện pháp phòng bệnh để chủ động trong việc phòng chống dịch nhé!
1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ trong y khoa còn có tên là viêm kết mạc cấp, bệnh xảy ra khi lớp màng trong suốt bên trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng của mắt) cùng với kết mạc mi bị viêm nhiễm do một nguyên nhân nào đó. Khi bị bệnh, các mạch máu nông của kết mạc bị giãn nở bất thường gây ra tình trạng cương tụ, phù nề ở kết mạc và đi kèm với xuất tiết nhiều gây khó chịu cho người bệnh.
Theo Cô Hoàng Hà (Cán bộ Y tế – Phòng Y tế trường THCS&THPT Phenikaa): “Đau mắt đỏ có các triệu chứng khó chịu ở mắt như: đỏ mắt, ngứa mắt, ghèn, dịch tiết nhiều… Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, nếu được thăm khám và điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi trong vòng từ 1 – 2 tuần, nhưng nếu bệnh nhân tự điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.”.
2. Dấu hiệu cho thấy người bệnh bị đau mắt đỏ
– Buổi sáng sau khi ngủ dậy mắt người bệnh có nhiều ghèn dính mi mắt.
– Người bệnh có cảm giác nóng, cộm, ngứa bên trong mắt.
– Chất ghèn ở mắt có màu xanh nhạt, vàng nhạt hoặc trắng sữa, đặc hoặc lỏng, dù đã được lau sạch nhưng ghèn vẫn xuất hiện lại rất nhanh.
– Mi mắt trên, dưới hơi sưng, phù nề.
– Mắt người bệnh đỏ au khó chịu.
– Người bệnh có thể ho và đau họng, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).
– Mắt bị chói nhất là khi nhìn ánh sáng.
3. Đường lây
Viêm kết mạc cấp chủ yếu lây lan bằng đường tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch tiết ở mắt của người bệnh, sau đó người bệnh dụi mắt rồi dùng tay cầm các vật dụng chung trong gia đình, hay bạn bè như ly cốc, khăn mặt, chậu rửa, chăn gối, ống thuốc nhỏ mắt, bàn ghế, bát đũa, điện thoại, bắt tay nhau…Đường lây thứ hai là qua hơi thở và nước bọt người bệnh có mang mầm bệnh như hôn, nói chuyện quá gần, ho, hắt hơi không che miệng hoặc không mang khẩu trang.
“Bệnh không lây qua việc nhìn vào mắt bệnh nhân, vì vậy việc đeo kính chỉ giúp người bệnh bớt chói mắt, bụi bặm và khó chịu chứ không ngăn chặn được sự lây lan như dân gian thường quan niệm trước đây.” – Cô Hà chia sẻ.
4. Cách phòng và điều trị bệnh:
– Cách phòng bệnh:
– Cách điều trị bệnh:
Theo Cô Hoàng Hà: “Nguyên nhân chính khiến đau mắt đỏ trở nặng và có những biến chứng nguy hiểm chủ yếu là do thói quen tự chữa trị tại nhà của mọi người. Đau mắt, cộm mắt, tiết nhiều dịch ở mắt là những dấu hiệu đặc trưng của đau mắt đỏ tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nguy hiểm về mắt có triệu chứng tương tự khó thể tự chuẩn đoán được. Vì vậy, khi thấy có bất kỳ dấu diệu bất thường nào về mặt, Học sinh và Phụ huynh cần báo ngay cho Phòng y tế hoặc đến các cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp kịp thời và không tự ý điều trị bệnh tại nhà!”.
Tại Phenikaa School, bên cạnh vệ sinh lớp học hàng ngày, Nhà trường thường tổ chức:
– Tổng vệ sinh các lớp học, phòng học chung, các phòng ban làm việc, phòng đa năng, phòng ngủ, khuôn viên trong trường,… vào thứ 7 hàng tuần.
– Khử khuẩn bằng CloraminB với nồng độ được hướng dẫn từ Trung Tâm Y Tế quận Nam Từ Liêm.
– Lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ rà soát các khu vực có nguy cơ thành ổ dịch và kiểm tra vệ sinh thường xuyên.
Cùng với đó, cán bộ phòng Y tế học đường Nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và tuyên truyền về bệnh đau mặt đỏ nhằm giúp Học sinh, Phụ huynh, GV, CBNV nắm rõ hơn các kiến thức về cách phòng, chống bệnh. Từ đó có thể nhanh chóng nhận ra triệu chứng và áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe đôi mắt bản thân và mọi người xung quanh từ đó chủ động trong phòng chống dịch. Việc tuyên truyền sẽ góp phần tạo ra trường học khỏe mạnh và an toàn, giảm nguy cơ lây nhiễm và tăng cường sức khỏe học đường.
Phenikaa School kính chúc các Thầy Cô giáo, CBNV, quý Phụ huynh và các em Học sinh có đôi mắt luôn khỏe mạnh để công tác tốt và học tốt.