GD&TĐ – Một nghiên cứu của Đại học Eastern Mediterranean chỉ ra các kỹ năng quan trọng cần được trang bị cho học sinh ngay từ THCS để giúp ích cho tương lai của trẻ.
Học sinh Phenikaa School thuyết trình và vấn đáp với thầy cô trong chương trình Tết Bốn phương – một dự án liên môn Địa lí – Lịch sử – Ngữ văn – Mĩ thuật – Âm nhạc
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Eastern Mediterranean đã chỉ ra các kĩ năng quan trọng cần được trang bị cho học sinh ngay từ cấp trung học cơ sở để giúp ích cho tương lai của trẻ, bao gồm: Đọc hiểu, tính toán, tư duy phản biện, giao tiếp, lãnh đạo, tin học và phẩm chất đạo đức. Các kĩ năng này đều cần được lồng ghép ngay trong chương trình trường học, để học sinh vừa tiếp thu kiến thức, vừa nâng cao năng lực tư duy.
Tuy nhiên, riêng với 4 kĩ năng: tư duy phản biện, giao tiếp, kĩ năng lãnh đạo và công nghệ thông tin (CNTT), không phải ngôi trường nào cũng sẵn sàng dành sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Thực tế này đòi hỏi phụ huynh phải tìm hiểu và cân nhắc nhiều hơn trong quá trình chọn trường cho con.
Khuyến khích tư duy phản biện trong lớp học
Tư duy phản biện là một trong những kĩ năng thiết yếu của thế kỉ 21, khi Internet phổ biến khắp nơi khiến mỗi người luôn phải đối mặt với vô số luồng thông tin trái chiều và khó kiểm chứng mỗi ngày. Rèn luyện tư duy phản biện từ việc nhìn nhận đánh giá một sự việc bằng góc nhìn và hiểu biết cá nhân, cùng kĩ năng trình bày quan điểm và tranh luận văn minh, có logic rõ ràng đã trở nên vô cùng cần thiết.
Cô Đoàn Thu Hà – Phó hiệu trưởng Trường THCS và THPT Phenikaa (Hà Nội) cho biết: “Học sinh nên được rèn luyện tư duy phản biện từ sớm. Tại Phenikaa School, chúng tôi thực hiện điều này thông qua các dự án liên môn theo chủ đề. Trong đó, các thầy cô đóng vai trò người đồng hành, hướng dẫn các em qua 3 giai đoạn: Tìm hiểu kiến thức về chủ đề, Trình bày quan điểm và tranh luận, bảo vệ ý kiến. Đây là sân chơi vừa bổ ích, vừa thú vị để các em được học hỏi kiến thức, đồng thời rèn luyện khả năng lập luận và phản biện có căn cứ, logic”.
Môi trường phát huy kỹ năng giao tiếp
Kĩ năng giao tiếp là đòn bẩy để phát triển quan hệ xã hội, tìm việc làm và thăng tiến thuận lợi. Ở lứa tuổi trung học, khả năng giao tiếp thể hiện qua cách học sinh tương tác với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, dễ dàng hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa, tự tin trao đổi, đưa ra ý kiến trong các giờ học hay thể hiện sự khác biệt của cá nhân mình.
Học sinh tại Phenikaa School trau dồi năng lực giao tiếp thường xuyên qua các bài tập thuyết trình hoặc làm việc nhóm. Tương tác đa chiều tối đa trong lớp học tạo điều kiện cho học trò được chia sẻ, trao đổi, thảo luận về bài học hay trình bày quan điểm cá nhân với thầy cô và các bạn. Các hoạt động trao đổi thường xuyên này là môi trường phù hợp cho các em vận dụng ngôn ngữ, tăng cường khả năng sử dụng ngôn từ lưu loát, rành mạch và tự tin trong giao tiếp.
Nâng cao khả năng lập luận qua Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc – một nét độc đáo trong chương trình của Phenikaa School
Cùng với đó, chương trình học tiếng Anh theo chuẩn CALLA (thiên về thực hành) cùng các cuộc thi hùng biện tiếng Anh như “English Festival Contest” cũng tạo ra sân chơi bổ ích cho các em nuôi dưỡng niềm đam mê hùng biện, khả năng tiếng Anh và kĩ năng nói trước đám đông của mình.
Trang bị kĩ năng CNTT thực tiễn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong kỉ nguyên 4.0, ứng dụng thành thạo CNTT là một trong những kĩ năng hết sức cần thiết, hỗ trợ các em nắm bắt kiến thức, xu hướng, hình thành sớm các kĩ năng tư duy máy tính, công nghệ và quản lí thông tin, ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực để tự tin thích ứng và bắt nhịp với thời đại.
Thấu hiểu tầm quan trọng đó, Phenikaa School tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với CNTT qua chương trình học trực quan, giàu tính thực tiễn, được tích hợp chương trình của Bộ giáo dục và các chương trình tiên tiến của Anh, Mỹ; được xây dựng xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Từ cấp trung học cơ sở, các em đã được hướng dẫn những kĩ năng tin học văn phòng căn bản như sử dụng Microsoft Office, tìm kiếm tài liệu trên Internet hay nâng cao hơn như lập trình web, robotics… với chỉ dẫn sinh động, cụ thể, dễ hiểu.
Lập trình game không khó với học sinh cấp 2
Tốt nghiệp THPT, học sinh Phenikaa School đã có đủ năng lực để thi lấy Chứng chỉ Tin học văn phòng quốc tế của Microsoft (MOS), giúp “trải thảm đỏ” cho những cơ hội học tập và nghề nghiệp sau này, đồng thời giúp các em tự tin hơn trong định hướng nghề nghiệp tương lai.
Ưu thế khi bồi dưỡng kĩ năng lãnh đạo từ sớm
Ở lứa tuổi thiếu niên, không có nhiều trẻ em được trao cơ hội dẫn dắt người khác, nhiều cha mẹ và nhà trường cũng đánh giá thấp tầm quan trọng của kĩ năng này. Trên thực tế, rèn luyện kĩ năng lãnh đạo từ sớm giúp trẻ kiểm soát bản thân tốt hơn, bồi dưỡng tư duy độc lập, sự tự tin, khả năng giải quyết vấn đề, tạo nền tảng để dẫn dắt đội ngũ, thậm chí phát triển cộng đồng theo cách mình muốn và không phụ thuộc vào độ tuổi.
Tại Phenikaa School, thông qua các dự án học tập và làm việc nhóm, học sinh được tạo điều kiện để thử sức dẫn dắt, lãnh đạo đội nhóm của mình. Các em cũng được bổ trợ các kĩ năng liên quan như giao tiếp, lập kế hoạch và mục tiêu, khuyến khích tinh thần cộng tác và truyền cảm hứng học tập cho nhau, để phát huy tối đa năng lực lãnh đạo của bản thân, tự tin tỏa sáng trong mỗi môi trường hay dự án các em tham gia.
Chia sẻ về việc phát triển những kĩ năng quan trọng cho học sinh, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc điều hành Phenikaa School cho biết: “Lồng ghép đào tạo kĩ năng khiến các hoạt động học tập trở nên đa dạng và thú vị, giờ học trở nên hấp dẫn và sôi nổi hơn với học sinh. Thầy cô cũng có sự quan sát tỉ mỉ và điều hướng kịp thời, đảm bảo mỗi em đều có “đất” thể hiện, phát huy hết khả năng của mình.”
Cùng với việc trang bị cho các con các kiến thức học thuật vững vàng, việc đầu tư phát triển các kĩ năng là vô cùng quan trọng để giúp con học tập hứng khởi, đam mê sáng tạo, phát triển toàn diện, tự tin hội nhập toàn cầu, hiện thực hóa ước mơ và sống hạnh phúc.
Và đó chính là một trong những lí do phụ huynh, trên hành trình tìm trường cho con, luôn tin tưởng lựa chọn Phenikaa School – ngôi trường hạnh phúc và truyền cảm hứng sáng tạo.
Theo Báo Giáo dục & Thời đại