Lớp 9 là thời điểm học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 – kỳ thi quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lộ trình học tập sau phổ thông. Vậy lên lớp 9 cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu lộ trình học tập để đỗ cấp 3 trong bài viết dưới đây!
1. Giai đoạn 1: Mùa hè trước khi nhập học lớp 9
Mùa hè trước khi vào lớp 9 là khoảng thời gian “vàng” để học sinh lập kế hoạch học tập cho cả năm học. Kế hoạch này sẽ giúp các em tìm thấy hướng đi phù hợp ngay khi năm học bắt đầu, đồng thời tạo động lực cho cả quá trình học.
1.1. Đặt mục tiêu
Mục tiêu học tập giống như “móng nhà” – “móng nhà” càng vững, kế hoạch học tập sẽ càng dễ thực thi. Khi đặt mục tiêu học tập, các em cần phân tách rõ giữa mục tiêu trường học và mục tiêu điểm số, trong đó:
- Mục tiêu trường học: Học sinh nên xác định bản thân muốn học trường công lập chuyên/không chuyên hay theo học trường tư thục, trường quốc tế. Để xác định mục tiêu trường học, các em cần đánh giá năng lực học tập của bản thân, sau đó đánh giá mức độ phù hợp và khả năng thi đỗ để sắp xếp nguyện vọng.
- Mục tiêu điểm số: Sau khi đã xác định được các nguyện vọng, học sinh nên tìm hiểu điểm chuẩn các năm trước để xác định khoảng điểm cần phấn đấu trong suốt năm học.
Lưu ý quan trọng: Các em học sinh nên ngồi xuống và trao đổi với bố mẹ về mong muốn, mục tiêu của bản thân để nhận được sự tham vấn cũng như ủng hộ. Điều này rất quan trọng, vì một cuộc trao đổi cởi mở sẽ giúp học sinh có được một lộ trình học tập rõ ràng, giảm bớt căng thẳng và tạo ra động lực học tập. |

1.2. Tìm hiểu cấu trúc đề thi
Thông thường, khoảng tháng 2 – tháng 3 hàng năm, Sở GD&ĐT sẽ công bố kế hoạch kỳ thi tuyển sinh lớp 10 bao gồm môn thi, cấu trúc đề thi, ngày thi… Tuy nhiên, học sinh vẫn nên chủ động tìm hiểu cấu trúc đề thi các năm học trước vì thực tế, các môn thi giữa các năm thường ít có sự thay đổi.
Khi tìm hiểu cấu trúc đề thi, học sinh cần nắm được các thông tin sau đây:
- Các môn thi: Toán, Ngữ văn và môn thi thứ 3 (thường là Tiếng Anh hoặc môn tổ hợp).
- Hình thức thi của từng môn: Tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm.
- Độ khó của đề thi qua các năm trước: Tìm hiểu về đề thi các năm trước để nhận diện các dạng câu hỏi, mức độ khó và cấu trúc chung của đề thi.
Việc tìm hiểu đề thi các năm trước giúp học sinh dễ dàng nhận ra những mảng kiến thức trọng tâm và chuẩn bị kỹ càng hơn.

1.3. Lập kế hoạch học tập
Lập kế hoạch học tập là bước quan trọng để học sinh có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch học tập cần phải phù hợp với mục tiêu, có lộ trình rõ ràng và đảm bảo tính linh hoạt để tránh tình trạng căng thẳng, quá tải.
Để lập kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu, học sinh sẽ cần làm 2 bước sau:
- Bước 1: Đánh giá khả năng học tập thực tế: Học sinh cần tự đánh giá khả năng học tập mỗi môn học trên thang điểm 10 để xác định các môn cần củng cố kiến thức. Tại bước làm này, các em hoàn toàn có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để có được đánh giá khách quan nhất.
- Bước 2: Lập kế hoạch học tập theo từng môn và từng giai đoạn: Nên phân bổ thời gian hợp lý để học, tránh dồn quá nhiều thời gian vào một môn học bất kỳ.
Ví dụ: Bảng kế hoạch học tập của học sinh có mục tiêu điểm số là 45 điểm
Thời gian | Môn học | Kiến thức cần ôn luyện | Hoạt động cần làm |
Tháng 9 – Tháng 10 | Toán |
|
|
Văn |
|
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
Tháng 11 – Tháng 12 | Toán |
|
|
Văn |
|
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
Tháng 1 – tháng 2 | Toán |
|
Ôn tập bài tập khó, giải các đề thi thử. |
Văn |
|
|
|
Tiếng Anh |
|
|
|
Tháng 3 – tháng 4 | Toán |
|
Làm các đề thi thử, luyện theo cấu trúc đề thi lớp 10. |
Văn |
|
Làm đề thi thử, ôn lại các tác phẩm văn học trong chương trình. | |
Tiếng Anh |
|
|
|
Tháng 5 – tháng 6 | Toán |
|
– Làm nhiều đề thi thử để ôn lại kiến thức tổng quát. |
Văn |
|
– Làm đề thi thử, ôn lại các kỹ năng phân tích và viết bài. | |
Tiếng Anh | Ôn tập tổng quát: Luyện các bài thi thử, nghe hiểu và làm bài trắc nghiệm. | – Làm bài thi thử, luyện kỹ năng nghe và viết luận. |
Lưu ý: Nên thay đổi kế hoạch học tập theo từng giai đoạn để phù hợp với khả năng học tập thực tế |

2. Giai đoạn 2: Học kỳ I năm học lớp 9
Học kỳ I lớp 9 là thời điểm quan trọng trong năm học. Đây là lúc học sinh sẽ học khoảng 70% kiến thức cơ bản của chương trình lớp 9. Thời gian này là cơ hội để “lấy gốc” kiến thức vững chắc, tạo nền tảng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.
2.1. “Lấy gốc” kiến thức
Trong năm học lớp 9, học sinh sẽ học tổng cộng 12 môn bắt buộc, bao gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1 (thường là Tiếng Anh), Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Thông thường, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ chỉ kiểm tra kiến thức của 3 môn học là Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh (có thể thay đổi tùy theo năm học). Do đó, trong học kỳ I, học sinh vẫn nên học đều kiến thức của tất cả các môn.
- Môn Toán: Nắm chắc kiến thức Đại số (phương trình bậc 1, hệ phương trình, phương trình bậc 2), Hình học (diện tích, thể tích, góc, đường thẳng vuông góc).
- Ngữ văn: Học các tác phẩm văn học, biết cách lập luận chặt chẽ, phân tích các tác phẩm văn học, viết bài nghị luận xã hội/văn học.
- Tiếng Anh: Ngữ pháp (thì, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ), Từ vựng (theo các chủ đề, ngữ cảnh).
- Lịch sử và Địa lý: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Địa lý Việt Nam (vùng miền, đặc điểm tự nhiên), Địa lý thế giới (châu lục, các đặc điểm tự nhiên và dân cư).
- Khoa học tự nhiên: Nắm chắc kiến thức Vật lý (các khái niệm về lực, động lực học, định lý cơ bản trong chuyển động và điện học), Hóa học (các phản ứng hóa học, nguyên tử, phân tử, và các phương trình hóa học), Sinh học (cấu tạo cơ thể sinh vật, quá trình sinh sản và di truyền).
Để nắm chắc kiến thức cơ bản, học sinh cần nghiêm túc lắng nghe thầy cô giảng bài trên lớp. Điều này giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, tránh việc “mất gốc” và bị tụt lại trong các kỳ thi.
“Mất gốc” kiến thức mang lại nhiều hệ lụy như:
|

2.2. Giải bài tập theo từng chuyên đề
Khi giải bài tập theo từng chuyên đề, học sinh sẽ có cơ hội ôn lại và củng cố kiến thức cơ bản. Đây là cách hiệu quả để học sinh:
- Nắm vững lý thuyết và công thức: Học sinh sẽ hiểu rõ các khái niệm, định lý và công thức giải bài toán, đồng thời cải thiện khả năng áp dụng vào các bài tập.
- Phát triển kỹ năng giải bài: Bắt đầu từ các bài tập dễ và tiến dần đến các bài tập khó. Điều này giúp học sinh dần dần nâng cao khả năng giải quyết vấn đề.
- Học phương pháp giải bài: Củng cố cách giải từng loại bài tập cụ thể, từ các dạng bài đơn giản đến phức tạp hơn.
3. Giai đoạn 3: Học kỳ II năm học lớp 9
Học kỳ II lớp 9 là giai đoạn tăng tốc quan trọng trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Đây là thời điểm học sinh cần củng cố, nâng cao kiến thức và luyện tập giải đề thi để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.
3.1. Tổng ôn tập
Sau khi đã nắm vững kiến thức cơ bản trong học kỳ I, học sinh cần phải hệ thống lại kiến thức và làm bài tập nâng cao để chuẩn bị cho kỳ thi bằng các cách sau:
- Ôn tập theo từng chuyên đề để nắm chắc kiến thức cơ bản
- Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức
- Làm bài tập từ dễ đến khó để “ăn chắc” điểm bài dễ và làm quen các dạng bài “điểm 9, điểm 10”.
Sau khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản, học sinh cần tìm kiếm các nguồn học nâng cao. Một số kênh hữu ích để học kiến thức nâng cao:
- Sách tham khảo và đề thi cũ: Sử dụng các sách tham khảo nâng cao để mở rộng kiến thức, đặc biệt là những sách giải chi tiết các đề thi cũ.
- Học qua các khóa học online: Các website học online như Hocmai, Vuihoc…
- Tham gia nhóm học tập: Học nhóm với bạn bè hoặc tham gia các nhóm học trực tuyến để trao đổi kiến thức, giải đáp thắc mắc.

3.2. Luyện giải đề thi
Sau khi tổng ôn tập, học sinh cần luyện giải đề thi để quen với cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi vào lớp 10. Dưới đây là gợi ý cách luyện giải đề thi dành cho học sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 trường công lập không chuyên:
- Làm quen với cấu trúc đề thi vào 10 không chuyên: Các môn thi chính như Toán, Văn, và Tiếng Anh sẽ có những dạng câu hỏi đặc trưng. Học sinh cần hiểu rõ cấu trúc đề thi, đặc biệt là phần lý thuyết và bài tập.
- Nhận diện và thành thạo phương pháp làm các dạng bài thường xuất hiện: Học sinh cần luyện giải theo từng dạng bài để nắm chắc điểm số.
- Phát hiện lỗi sai và lỗ hổng kiến thức: Sau mỗi lần giải đề, học sinh cần phân tích các lỗi sai để nhận diện lỗ hổng kiến thức, sau đó ôn lại các phần kiến thức chưa vững.
- Rèn kỹ năng làm đề thi:
- Phân bổ thời gian hợp lý: Luyện tập việc phân bổ thời gian cho từng phần trong đề thi để tránh tình trạng hết thời gian khi làm bài.
- Tìm hướng giải nhanh chóng: Tập trung vào những câu hỏi dễ trước, sau đó quay lại những câu hỏi khó.
- Đoán đáp án: Đối với các câu hỏi khó, học sinh có thể loại trừ các đáp án sai và đoán đáp án đúng dựa trên kiến thức đã học.
Nguồn đề thi tuyển sinh lớp 10:
|

3.3. Đăng ký nguyện vọng
Trước thời điểm diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10 khoảng 1 tháng, học sinh sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường công lập. Cách xếp nguyện vọng cần tuân theo quy định của Sở GD&ĐT.
Để “chống trượt”, học sinh nên chọn trường có khả năng đỗ cao nhất ở nguyện vọng 1, rồi đến các trường có mức điểm chuẩn thấp hơn ở nguyện vọng 2 và 3.
>>> Tìm hiểu chi tiết về cách xếp nguyện vọng tại bài viết Nguyện vọng 1, 2, 3 vào lớp 10 là gì? Cách sắp xếp tránh trượt
Qua bài viết trên, hy vọng phụ huynh và học sinh đã tìm được đáp án cho câu hỏi “lên lớp 9 cần chuẩn bị những gì?”. Với một lộ trình học tập rõ ràng, các em sẽ có cơ hội đạt được kết quả tốt trong kỳ thi. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, lập kế hoạch học tập khoa học và kiên trì thực hiện để bước vào kỳ thi tuyển sinh với tâm thế tự tin và sẵn sàng!
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 8 đường Tu Hoàng, phường Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 086 992 7887 – (024) 335 455 66
- Email: [email protected]
- Website: https://phenikaa.edu.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/truongphothongliencapphenikaa